Tại Triển lăm Hàng không Trung Quốc ở thành phố Chu Hải, với một phiên bản mô pḥng trạm vũ trụ tương lai của Bắc Kinh đă được ra mắt công chúng đă trở thành tâm điểm thu hút chính của triển lăm diễn ra 2 năm/lần này. Đây là một chương tŕnh khổng lồ chứng minh khả năng công nghệ và khoa học toàn diện của Trung Quốc.
Mô h́nh "cung điện thiên đường" của Trung Quốc. Ảnh: Twitter.
Thep Sputnik, mô h́nh dài gần 17m này cho khách tham quan có cái nh́n tổng quát về không gian sống và làm việc của trạm vũ trụ Thiên Cung mà Trung Quốc dự định xây dựng. Bên cạnh cách mô-đun sinh hoạt và làm việc, Thiên Cung c̣n có 2 mô-đun chuyên dụng khác phục vụ cho các thí nghiệm khoa học liên quan tới rơi tự do, trọng lực vi mô,…
Dự kiến, trạm vũ trụ nặng 60 tấn, có khả năng phục vụ 3-6 nhà du hành vũ trụ, sẽ được hoàn thành vào khoảng năm 2022. Với thời gian sử dụng gần 10 năm, Thiên Cung sẽ trở thành cơ sở thay thế cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sẽ “nghỉ hưu” vào năm 2024.
“Chỉ có một vài quốc gia là đủ khả năng đưa trạm vũ trụ lên trên quỹ đạo”, ông Zhang Baoxin – chuyên gia hàng không và quân sự thuộc cơ quan thông tấn Tin tức Hàng không Trung Quốc – nói với Global Times.
“Đây là một chương tŕnh khổng lồ chứng minh khả năng công nghệ và khoa học toàn diện của Trung Quốc. Thiên Cung sẽ là nơi để Trung Quốc liên tiếp thực hiện các thí nghiệm khoa học”.