Chiến tranh hạt nhân! Đây là mối đe dọa lớn nhất của thế giới mà chúng ta đang sống. Rất có thể một cuộc tấn công hạt nhân được phát động bằng nhiều cách, như hành động ác ư, điên rồ, sai lầm và tính toán sai.
Giờ đây, nỗi lo mới và thậm chí lớn hơn là hệ thống hạt nhân bị tấn công mạng. Nguy cơ này ngày càng gây lo ngại khi thủ đoạn của tin tặc hiện nay tinh vi, có thể vượt qua các bức tường bảo mật mạng bảo vệ kho vũ khí hạt nhân.
Hăy tưởng tượng một cuộc tấn công mạng vào cho phép thế lực bên ngoài khởi động kho vũ khí hạt nhân của một quốc gia. Liệu chúng ta có thể chắc chắn điều này sẽ không xảy ra với bất kỳ nước nào trong số 9 quốc gia đang sở hữu vũ khí hạt nhân? Mối nguy hiểm càng nghiêm trọng với những nước đặt kho vũ khí hạt nhân trong t́nh trạng cảnh giác cao, sẵn sàng khai hỏa vài phút sau khi lệnh tấn công đưa ra.
Một tên lửa của Pakistan, quốc gia có vũ khí hạt nhân Ảnh: REUTERS
Theo một báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu quốc tế Hoàng gia Anh, Mỹ được cho là đă xâm nhập vào các bộ phận của hệ thống tên lửa Triều Tiên, khiến quá tŕnh thử nghiệm thất bại. Các vụ tấn công mạng vừa qua cho thấy hệ thống vũ khí hạt nhân cũng có thể bị can thiệp, tấn công và phá hoại thông qua phần mềm độc hại hoặc virus.
Ngay cả khi 8 trong số 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trang bị đầy đủ biện pháp an ninh mạng th́ vẫn tồn tại các lỗ hổng. Cũng có khả năng các công cụ tấn công mạng được phát triển trong tương lai và các nhóm khủng bố sẽ nắm được kỹ năng tấn công mạng nhằm vào một quốc gia có vũ khí hạt nhân.
Những khoảng trống trong lư thuyết răn đe hạt nhân không thể được lấp đầy bằng tiền hoặc cho ra đời nhiều tên lửa mới với đầu đạn lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Phản ứng có ư nghĩa duy nhất đối với vũ khí hạt nhân là chỉ ra mặt tiêu cực và cấm sở hữu chúng. Đó chính là tinh thần mà Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân mới hướng đến và nó xứng đáng được thế giới ủng hộ