Đó là nhận định của phóng viên báo New York Times. Phóng viên này đă có dịp tháp tùng một chuyến bay tuần tra Biển Đông, ghi nhận Trung Quốc “điên rồ” xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo trái phép trên 4 Đá Xubi, Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mọi việc đă an bài, Mỹ mà hành động, lập tức Trung Quốc đánh trả ngay!
Máy bay P-8A ghi nhận căn cứ quân sự trên Đá Chữ Thập - Ảnh: New York Times
Báo Times ngày 20.9 tường thuật khi chiếc máy bay tuần thám biển P-8A Poseidon của hải quân Mỹ bay thấp gần Đá Vành Khăn hồi đầu tháng 9, quân đội Trung Quốc liền phát loa cảnh báo liên tục: “Máy bay quân sự Mỹ đang vi phạm chủ quyền lănh thổ Trung Quốc, đe dọa quyền và an ninh của chúng tôi. Quí vị phải rời khỏi ngay và tránh xa”.
Trung Quốc xây căn cứ quân sự để khẳng định chủ quyền
Trung úy Dyanna Coughlin cho nhà báo xem h́nh ảnh Đá Vành Khăn cùng 6 băi nửa ch́m nửa nổi đầy cá, rùa ngày xưa đă biến đổi thành các căn cứ quân sự Trung Quốc, với ṿm radar, nhà chứa tên lửa pḥng không và một đường băng đủ dài cho chiến cơ cất-hạ cánh.
Chiếc P-8A cũng bay thấp gần Đá Xubi, ghi nhận một cần cẩu vật liệu xây dựng đang hoạt động gần một nhà chứa tên lửa pḥng không, các pháo đài và nhà chứa máy bay. Ít nhất 70 tàu gồm vài tàu chiến đậu quanh Đá Xubi.
Hải quân Mỹ từng phát hiện 86 tàu ở Đá Xubi, và phát hiện một gian triển lăm, nhà chứa máy bay, một đường băng và một trạm radar lớn ở Đá Chữ Thập cũng có nhiều tàu cập kè. Hải quân Mỹ không phát hiện bất kỳ tên lửa nào, nhưng ghi nhận vài cơ sở có thể che giấu số tên lửa này.
Cơ trưởng Chris Purcell của chiếc P-8A nói: “Thật ấn tượng khi nh́n công tŕnh giữa Biển Đông này, nhưng nếu Trung Quốc đă nói đấy không phải là công tŕnh quân sự hóa th́ rơ ràng họ nói khác, không che giấu ǵ cả. Ư đồ quân sự hóa hiện rơ ràng”.
Ngày 10.8, quân đội Trung Quốc cũng phát 6 lời cảnh báo “Rời khỏi đây lập tức, và phải tránh bất kỳ sự hiểu lầm nào”, tới chiếc P-8A bay 5.000 km trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép và quân sự hóa trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm.
Nhưng phi công chiếc P-8A đă phản ứng lại sau từng câu tuyên bố của Trung Quốc: “Đây là máy bay hải quân Mỹ hoạt động quân sự hợp pháp ở không phận quốc tế, không đi vào không phận của bất kỳ quốc gia ven biển nào”. Ông cũng nói máy bay Mỹ thực hiện các quyền mà tuân thủ luật pháp quốc tế cho phép.
Cơ trưởng Purcell nói các thách thức này của Trung Quốc đă trở nên phổ biến trong 4 tháng ông bay tuần tra trên Biển Đông: “Họ luôn muốn chúng tôi rời đi, và sau đó họ có thể nói chúng tôi đă rời v́ đó là lănh thổ có chủ quyền của họ. Đó là một dạng hợp thức hóa tuyên bố chủ quyền Biển Đông của họ, nhưng chúng tôi đáp lại rằng chúng tôi hoạt động ở không phận quốc tế, và không làm ǵ khác với những điều chúng tôi đă làm từ hàng chục năm qua”.
Hoạt động tuần tra Biển Đông của máy bay tuần thám P-8A của hải quân Mỹ - Ảnh: New York Times
Các quan chức quân Mỹ từng nói hồi tháng 4, lần đầu tiên Trung Quốc dàn tên lửa chống hạm và pḥng không ở 3 Đá Xubi, Vành Khăn và Chữ Thập.
Hồi tháng 5, không quân Trung Quốc cũng từng cho máy bay ném bom chiến lược H-6K có thể mang đầu đạn hạt nhân lần đầu tiên tập cất-hạ cánh trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
Phản ứng với Bắc Kinh quân sự hóa các đảo xây trái phép trên Biển Đông, Mỹ hủy lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận quốc tế Vành đai Thái B́nh Dương 2018 (RIMPAC).
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis giải thích lư do hủy: “Chúng tôi sẵn sàng ủng hộ lựa chọn của Trung Quốc, nếu họ cổ súy ḥa b́nh dài hơi và thịnh vượng, nhưng chính sách Biển Đông của Trung Quốc hoàn toàn ngược với chính sách công khai của chúng tôi”.
Qua tháng 6, khi Bộ trưởng Mattis thăm Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh thẳng thừng cảnh báo rằng “Trung Quốc sẽ không nhường một tấc đất nào của Trung Quốc”.
Hồi tháng 8, khi Lầu Năm Góc công bố báo cáo về hoạt động quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) liền lớn tiếng khẳng định “có khả năng tấn công Mỹ và đồng minh cùng các căn cứ quân sự ở phía tây Thái B́nh Dương gồm đảo Guam”.
Năm 2015, khi đứng cạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Nhà Trắng, ông Tập từng hứa không quân sự hóa các đảo nhân tạo xây trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Nhưng sau đó, các quan chức Trung Quốc xác nhận đă dàn tên lửa ở đó, với lư do “cần thiết” v́ Mỹ “xâm phạm lănh hải Trung Quốc” và Mỹ quân sự hóa Biển Đông.
Mỹ đă để sổng cơ hội chặn Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Ngoài các chuyến bay tuần tra, Tổng thống Donald Trump cũng ra lệnh cho tàu chiến Mỹ thường xuyên tuần tra thực hiện quyền tự do hàng hải (FONOP) áp sát các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông.
Hồi tháng 5, khi hai tàu chiến Mỹ (khu trục hạm Higgins và tuần dương hạm Antietam) áp sát các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm, tàu chiến Trung Quốc liền thách thức và sau đó Bắc Kinh gọi đó là “hành động khiêu khích”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Một số người ở Mỹ đang bày tṛ hề vừa ăn cướp vừa la làng. Đó là bằng chứng rơ ràng ai đang quân sự hóa Nam Hải”, cách gọi Biển Đông của Trung Quốc.
Theo Times, hành xử hung hăng tuyên bố chủ quyền và quân sự hóa các đảo nhân tạo của Trung Quốc đă khiến các nước láng giềng và Mỹ phải đề pḥng, dù Mỹ tuyên bố không theo phe nào trong cuộc tranh chấp Biển Đông.
Hồi tháng 5, Đô đốc Philip S. Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái B́nh Dương (INDOPACOM) xác nhận “Trung Quốc nay có khả năng kiểm soát Biển Đông với tất cả các kịch bản chiến tranh ngắn với Mỹ”.
Ông mô tả Trung Quốc là “một đối thủ ngang tầm” với Mỹ, không về vũ khí, nhưng nhờ các khả năng như tên lửa chống hạm và chiến tranh tàu ngầm, và kết luận rằng việc Trung Quốc sẽ càng đẩy mạnh tầm ảnh hưởng sau khi hoàn thành quân sự hóa Biển Đông: “Nói chung, nay Trung Quốc có khả năng kiểm soát Biển Đông với tất cả các kịch bản chiến tranh với Mỹ. Không có ǵ bảo đảm Mỹ sẽ thắng Trung Quốc trong một cuộc chiến tương lai”.
Chuẩn Đô đốc Michael McDevitt nay là nhà nghiên cứu cấp cao về chiến lược thuộc Trung tâm Phân tích hải quân Mỹ, nói: “Khi thế lực quân sự Trung Quốc sẽ gần bằng Mỹ, câu hỏi sẽ là Mỹ có khả năng ngăn chặn Bắc Kinh dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lănh thổ hay không”.
Một cuộc đụng độ ngoài ư muốn trên Biển Đông c̣n có thể gây ra một sự cố quốc tế, khi vùng biển này có hàng trăm Đá tranh chấp, hàng ngàn tàu đánh cá, tuần tuần tra biển, tàu chiến của nhiều nước và ngày càng có nhiều pháo đài quân sự Trung Quốc.
Các nhà phân tích đă chỉ trích Tổng thống Obama “quá nhát” khi phản đối Trung Quốc “xây Vạn lư trường thành trên Biển Đông”, như lời cựu chỉ huy quân Mỹ ở Thái B́nh Dương, Đô đốc Harry Harris đă gọi. Họ nói cụ thể là Mỹ không tích cực thực hiện tuần tra FONOP.
Chiếc P-8A bay thấp trên Đá Xu Bi và các tàu Trung Quốc - Ảnh: New York Times
Trung Quốc đă chiếm xong Biển Đông, Philipines phải thần phục
Ṭa án trọng tài thường trực (PCA) ngày 12.7.2016 đă có phán quyết, tuyên Trung Quốc không hề có “chủ quyền lịch sử” trên Biển Đông, và PCA bác bỏ “bản đồ đường lưỡi ḅ 9 đoạn” mà Bắc Kinh tự vẽ để giành lấy hầu như toàn bộ Biển Đông, gồm các Vùng đặc quyền kinh tế EEZ 200 hải lư của những quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei (4/10 nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á-ASEAN).
Phán quyết PCA xử vụ kiện của Philippines, sau khi Trung Quốc chiếm Băi Scarborough năm 2012. Nhưng Bắc Kinh phớt lờ phán quyết, và theo Times, nhất là v́ ông Rodrigo Duterte vừa trúng cử Tổng thống Philippines hồi tháng 6.2016, đă quyết không đ̣i Bắc Kinh tuân thủ phán quyết. Ông tuyên bố Trung Quốc là bạn thân mới và không thừa nhận thế lực Mỹ nữa.
Măi đến tháng 8.2018, khi một chiếc P-8A ghi nhận Trung Quốc có giọng điệu gay gắt với máy bay Philippines hơn cả với máy bay Mỹ, Tổng thống Duterte mới có phản ứng, tuyên bố: “Tôi hy vọng Trung Quốc kiểm soát hành vi. Quí vị không thể tạp ra một ḥn đảo rồi đó không phận của nó là của quí vị”.
Theo Times, khi hầu hết các căn sự quân sự ở quần đảo Trường Sa sẽ được xây xong vào cuối năm 2018 (như báo cáo của Lầu Năm Góc đă nêu), câu hỏi kế tiếp là liệu (và khi nào) Trung Quốc sẽ xây căn cứ ở Băi Scarborough, để PLA có thể dễ dàng đặt thủ đô Manila của Philippines vào tầm bắn.
Giáo sư Alexander Vuving của Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái B́nh Dương Daniel K. Inouye (ở Hawaii) nói: “Việc Trung Quốc dần dần quân sự hóa Biển Đông theo từng giai đoạn có thể làm đổi ḍng lịch sử”.
Ông ví dụ Trung Quốc đă chiếm Băi Scarborough. Vây quanh băi san hô này là các tàu tuần tra biển Trung Quốc, và ngư dân Philippines đă phải phàn nàn việc họ bị Trung Quốc tiếp cận ngư trường truyền thống của họ.
Mỹ đă từ chối ủng hộ đồng minh Philippines, bằng cách không cử tàu chiến hoặc tàu tuần duyên đến vùng EEZ được quốc tế công nhận là của công Philippines.
Giáo sư Vuving nói: “Nếu Mỹ có hành động bảo vệ đồng minh, có thể Trung Quốc không tự tin thực hiện chương tŕnh xây đảo nhân tạo"