Sau khi TT Mỹ Donald Trump tuyên bố áp gói thuế 200 tỷ USD lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có hiệu lực từ 23/9 th́ ngay lập tức Trung Quốc tuyên bố áp thuế lên 60 tỉ USD hàng nhập khẩu của Mỹ và sẽ có hiệu lực vào ngày 24-9 đồng thời Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cảnh báo phía Mỹ sẽ nhận thức được hậu quả tiêu cực tiềm tàng từ hành động của ḿnh.
Gần như tất cả hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ có nguy cơ bị tăng thuế Ảnh: REUTERS
Cuộc chiến leo thang
Bộ Tài chính Trung Quốc cho hay mức thuế mới gồm 5% và 10% nhằm vào 5.207 loại hàng hóa của Mỹ sẽ có hiệu lực vào ngày 24-9, cùng ngày gói thuế mới của Mỹ được thực thi. Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh nước này buộc phải thực hiện "biện pháp đối phó đồng bộ" để bảo vệ lợi ích trước mức thuế mới từ Mỹ. Cơ quan này cho biết trong tuyên bố hôm 18-9 rằng động thái mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đă tạo thêm "những bất ổn mới" đối với các cuộc đàm phán giữa hai bên.
Động thái đáp trả trên được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump hôm 17-9 (giờ địa phương) thông báo mức thuế 10% đánh vào số hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu trị giá 200 tỉ USD.
Thuế suất như trên bắt đầu áp dụng từ ngày 24-9 và sẽ tăng lên 25% vào ngày 1-1-2019. Điều này có nghĩa là 40% số sản phẩm Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị đánh thuế và gần một nửa số sản phẩm trong danh sách này là hàng tiêu dùng, như vali, túi xách, dao kéo… Theo báo South China Morning Post, động thái trên mở rộng đáng kể quy mô cuộc chiến thương mại mà các công ty Mỹ đang nỗ lực ngăn chặn. Trước đây, Tổng thống Donald Trump đă áp mức thuế 25% đối với số hàng Trung Quốc trị giá 50 tỉ USD.
Không dừng ở đó, ông Trump cảnh báo nếu Trung Quốc tiếp tục trả đũa, Mỹ sẽ không ngần ngại "lập tức theo đuổi giai đoạn 3", tức áp thuế thêm đối với lượng hàng hóa khác trị giá 267 tỉ USD - đồng nghĩa hầu hết hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đều bị đánh thuế. Ngoài ra, nó c̣n cho thấy chính quyền ông Trump quyết tâm ép Bắc Kinh phải tạo điều kiện cho công ty Mỹ hoạt động ở Trung Quốc tương tự những ǵ công ty Trung Quốc có thể làm ở Mỹ.
Một đại diện doanh nghiệp của Mỹ ở Trung Quốc nhận định lời đe dọa mới nhất của ông Trump có thể bị Bắc Kinh xem là hành vi "gí súng vào đầu".
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho hay Bắc Kinh không thể chấp nhận "hành động thương mại đơn phương và bảo hộ của Mỹ" và Trung Quốc sẽ công bố các biện pháp cụ thể nhằm vào hàng nhập khẩu của Mỹ trong thời điểm thích hợp.
Một nguồn tin chính phủ cho biết việc áp mức thuế mới đă phá hủy các điều kiện của cuộc đàm phán thương mại ở Washington vào tuần tới và Trung Quốc đang xem xét lại kế hoạch cử phái đoàn do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu đến đó.
Nhà kinh tế trưởng Trung Quốc Ding Shuang của Ngân hàng Standard Chartered (Anh) nhận định căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới dự kiến kéo dài và rất ít cơ hội để Bắc Kinh và Washington nhanh chóng t́m ra giải pháp cho cuộc xung đột.
Doanh nghiệp Mỹ rất lo ngại
Theo đài BBC, ông chủ Nhà Trắng lâu nay cáo buộc Trung Quốc đánh cắp công nghệ Mỹ, việc làm của người Mỹ và "chơi bẩn" khi hạn chế doanh nghiệp Mỹ tiếp cận thị trường của ḿnh. Hiện nay, Trung Quốc vẫn c̣n hạn chế nước ngoài tham gia các lĩnh vực then chốt, trong đó có truyền thông, viễn thông, ôtô…
Chủ tịch Pḥng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc, ông William Zarit, cũng thừa nhận Trung Quốc chưa hoàn toàn minh bạch trong việc mở cửa nền kinh tế như cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Dù vậy, theo ông Zarit, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại nền kinh thế lớn thứ 2 thế giới không xem thuế quan là cách tốt nhất để giải quyết các khác biệt giữa 2 bên.
Chuyên gia này cảnh báo quyết định đánh thuế mới nhất sẽ gây thêm thiệt hại đến các công ty Mỹ làm ăn tại Trung Quốc. Theo Pḥng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc, khoảng một nửa công ty Mỹ ở Trung Quốc đang lo ngại cuộc chiến leo thang "ảnh hưởng tiêu cực" cho họ.
Ông Zarit nhận định Bắc Kinh có nhiều "chiêu tṛ" gây khó cho hoạt động của công ty Mỹ ở nước này và Tổng thống Donald Trump đă sai nếu hy vọng chính sách của ḿnh sẽ thúc đẩy doanh nghiệp Mỹ trở về nước làm ăn. Theo ông, chỉ 6% thành viên Pḥng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc nói sẽ xem xét chuyển hoạt động về lại quê nhà do cuộc xung đột thương mại leo thang hiện nay.
VietBF © sưu tầm