Nh́n t́nh h́nh kinh tế hiện nay của Venezuela ít ai nghĩ rằng chỉ vài năm trước vẫn c̣n hưng thịnh. Sự suy thoái nghiêm trọng này bắt nguồn từ việc sụt giảm giá dầu. Tuy nhiên điều này chưa hẳn là tất cả... Venezuela đang ch́m trong khủng hoảng, đây là điều mà mọi người trên thế giới đều biết. Thiếu thốn lương thực, thuốc men và nhu yếu phẩm, lạm phát phi mă, xă hội rối loạn là những thứ đang diễn ra hàng ngày ở quốc gia Châu Mỹ Latinh này.
Hàng loạt những video trên mạng cho thấy người dân Venezuela phải bới rác t́m thức ăn, đánh nhau giành lương thực và đổ xô di tản sang những quốc gia khác. Dẫu vậy, chính quyền Caracas vẫn cho rằng giới truyền thông đang làm quá mọi chuyện và nguyên nhân cho tất cả mọi chuyện hiện nay là do các thế lực thù địch Phương Tây đă tạo nên một cuộc "chiến tranh kinh tế" với Venezuela, điều đă từng xảy ra với Chile năm 1973.
Mặc dù Mỹ không hài ḷng với chính phủ Venezuela hiện nay và các đảng phái đối lập muốn lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro nhưng theo nhiều chuyên gia, khủng hoảng kinh tế tại đây chẳng liên quan ǵ đến "chiến tranh kinh tế" hay thậm chí là sự suy giảm của giá dầu.
Theo chuyên gia Chris Carlson, chính sự quản lư yếu kém và một bộ máy làm việc không hiệu quả đă tạo nên cuộc hỗn loạn tại Venezuela và với sức mạnh quân sự, chính bộ máy này đang tiếp tục làm cho nền kinh tế nơi đây ngày càng tồi tệ.
Kẻ cắp không có lương tâm
Đầu tiên phải kể đến hệ thống kiểm soát ḍng ngoại tệ của Venezuela được thành lập từ dưới thời Cựu tổng thống Hugo Chavez. Mục đích của hệ thống này là đảm bảo chính phủ có đủ ngoại tệ để đầu tư, nhập khẩu những nhu yếu phẩm cần thiết như lương thực hay thuốc men.
Tuy vậy, việc cố định tỷ giá và kiểm soát ngoại tệ lại tạo nên lượng tham nhũng khá lớn trong chính phủ Venezuela khi nhiều quan chức tuồn ngoại tệ ra thị trường chợ đen để kiếm lời. T́nh h́nh này vốn đă có từ thời Cựu tổng thống Chavez nhưng chúng chỉ trở nên bung bét từ khi Tổng thống Maduro lên nắm quyền vào năm 2013.
"Một nhóm người trong chính phủ chỉ quan tâm đến việc ḅn rút tiền thu từ xuất khẩu dầu mỏ. Họ là những kẻ cắp không có lương tâm", Cựu bộ trưởng Hector Navarro dưới thời Cựu tổng thống Hugo Chavez nói.
Cựu bộ trưởng tài chính Jorge Giordani cũng có quan điểm tương tự khi ước tính khoảng 300 tỷ USD tiền ngân sách đă bị ḅn rút thông qua hệ thống kiểm soát ngoại tệ trong những năm gần đây. Trong khi đó, chính trị gia Mario Silva, một người cực kỳ thân cận với Cựu tổng thống Chavez cũng thừa nhận một nhóm người trong chính phủ đang ḅn rút tiền của nhà nước thông hệ thống cố định tỷ giá.
Những cáo buộc trên đă khiến Cựu bộ trưởng tài chính Giordani mất chức vào năm 2014. Một trong những nhiệm vụ của ông Giordani khi đó là giám sát hệ thống kiểm soát ngoại tệ và tỷ giá. Hệ quả là ngay khi ông Giordani bị cách chức, đồng Bolivar của nước này mất giá không phanh, qua đó gián tiếp đem lại lợi ích cho một nhóm các quan chức chính phủ.
Quy tŕnh của sự ḅn rút này bắt đầu từ những người có khả năng tiếp cận được ḍng ngoại tệ bị kiểm soát chặt, sau đó họ bán ngoại tệ ra thị trường chợ đen với mức tỷ giá trên trời hoặc chỉ đơn giản gửi số tiền đó ra nước ngoài theo các yêu cầu giao dịch để lấy chênh lệch hoa hồng.
Kể từ năm 2013, Tổng thống Maduro đă để mặc tỷ giá chợ đen tăng phi mă mà không có sự điều chỉnh hợp lư cho tỷ giá chính thức. Hệ quả là giá USD ngoài chợ đen cao gấp hàng ngh́n lần so với ngân hàng, tạo ra khoảng trống cho các hoạt động tham nhũng.
Bên cạnh đó, hàng trăm triệu USD tiền ngân sách đă biến mất mà không phải để nhập khẩu lương thực thuốc men hay xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng. Ngoài ra, nhiều công ty được chỉ định nhập khẩu lương thực có thể mua USD với tỷ giá ngân hàng và bán đắt gấp đôi các nhu yếu phẩm nhập khẩu so với giá trị thực họ mua tại nước ngoài.
Hơn nữa, việc thị trường chợ đen tồn tại là một dấu chấm hỏi cho nhiều người. Nếu không có sự bảo kê của những thế lực th́ người bán lấy đâu ra nhu yếu phẩm, ngoại tệ… để chào hàng trên thị trường mà không sợ bị bắt?
Người nghèo càng nghèo
Sự quản lư yếu kém của chính phủ trong việc chi tiêu ḍng ngoại tệ đă khiến t́nh h́nh trở nên tồi tệ. Khi giá dầu vẫn cao và nguồn ngân sách dồi dào, chẳng có vấn đề ǵ xảy ra cả, nhưng khi gia dầu đổ vỡ và Venezuela dần hết tiền, những bất cập trong nước mới dần lộ ra.
Chính quyền Caracas thay v́ nhập khẩu thêm lương thực th́ lại dùng một phần tiền cho trả nợ cùng nhiều hoạt động khác. Hệ quả là Venezuela vẫn vỡ nợ c̣n người dân th́ ngày càng khổ.
Kể từ năm 2012 đến nay, hoạt động nhập khẩu của nước này đă suy giảm tới 65% bất chấp người dân trong nước đang thiếu hụt thực phẩm và thuốc men trầm trọng. An sinh xă hội cũng bị cắt giảm mạnh khi chi tiêu của chính phủ cho mảng này tính theo %GDP xuống mức thấp nhất kể từ thập niên 1990.
Sự sụp đổ của hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như thiếu hụt thuốc men khiến tỷ lệ tử vong tại Venezuela tăng cao chóng mặt.
Trong khi đó, chính phủ tích cực in thêm tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách, nhưng điều này lại chỉ khiến lạm phát tiếp tục tăng phi mă.
Kể từ năm 2013, giá trị thực của tiền lương tại Venezuela đă giảm tới hơn 90% do lạm phát bất chấp việc Tổng thống Maduro cho nâng mức lương tối thiểu. Tính theo giá trị thực, mức lương tối thiểu tại đây đă giảm từ 200 USD/tháng năm 2012 xuống chỉ c̣n 5 USD/tháng hiện nay. Nói cách khác, khoảng 40% dân số Venezuela đang có mức lương tối thiểu đang phải vật vă làm việc chỉ để kiếm 5 USD/tháng, không đủ tiền để mua nổi 3 khay trứng gà.
Những kẻ thù ảo
Trong suốt quá tŕnh khủng hoảng, chính quyền Caracas đều đổ lỗi cho "những thế lực thù địch" nhưng trên thực tế sự yếu kém về quản lư kinh tế mới là nguyên nhân chính. Trước khi giá dầu sụt giảm cuối năm 2014, nền kinh tế Venezuela đă tăng trưởng âm 3 quư liên tiếp c̣n mức lương b́nh quân đă giảm 80%, nhập khẩu giảm 25%.
Trên thực tế, đà tăng lạm phát, thiếu lương thực, đồng nội tệ mất giá đă bắt đầu ở Venezuela từ cuối năm 2012. Rơ ràng, giá dầu không phải là nguyên nhân chính mà chỉ có tác động ng̣i nổ.
Tương tự, trước khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế vào năm 2017, Venezuela đă lâm vào khủng hoảng 4 năm liền, như vậy "các thế lực thù địch" cũng chẳng phải lư do khiến người dân nước này khổ sở.
Quay ngược lại năm 2010, Cựu tổng thống Chavez có cuộc cải cách mạnh mẽ trong ngành nông nghiệp bằng việc quốc hữu hóa hàng loạt trang trại lớn cũng như những nhà máy sản xuất thực phẩm. Hệ quả là sự thiếu quản lư cũng như yếu kém đă khiến sản lượng lương thực của nước này giảm mạnh qua từng năm và bộc phát khi giá dầu lao dốc.
Hiện nay, GDP b́nh quân đầu người của Venezuela thuộc hàng thấp nhất trong hơn 40 năm qua và rơ ràng, những bất cập đến từ nội bộ nền kinh tế chứ không phải riêng giá dầu hay do "kẻ thù" nào cả.
|