Nga đang nói lên sự thạt về EU. Nga đă chỉ rơ nguyên nhân khiến EU lừng khừng chống Mỹ. Đó là Châu Âu thiếu khả năng đối phó với những hành động của Mỹ xuất phát từ thực tế họ đă phụ thuộc vào Washington quá lâu.
Trang RT của Nga nhận định Pháp và Đức đang tăng cường thể hiện quan điểm chống lại Mỹ và chủ nghĩa biệt lập của Tổng thống Donald Trump. Trong khi các cường quốc trong Liên minh châu Âu (EU) nói về việc tự bảo vệ mà không có Mỹ, hiện chưa rơ liệu họ có khả năng làm được như vậy hay không.
Hôm 27/8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đă chỉ trích gay gắt điều mà ông gọi là “chủ nghĩa biệt lập hung hăng” của Tổng thống Trump, đồng thời hối thúc EU phải nỗ lực trở thành “một cường quốc thương mại và kinh tế” có khả năng duy tŕ sự độc lập về kinh tế và tài chính, chống lại các biện pháp trừng phạt của Washington.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Theo RT, trong EU, hiện tượng bất măn với các chính sách của Mỹ gần đây tăng mạnh, sau khi Tổng thống Trump tăng thuế đối với mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu của khối này trong khuôn khổ một cuộc chiến thương mại.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng Berlin cần thiết lập mối quan hệ đối tác mới và cân bằng với Mỹ trong bối cảnh chế độ bảo hộ của Washington gia tăng. Cũng theo nhà ngoại giao Đức, EU phải trở nên năng động hơn trong các lĩnh vực mà Washington rút lui.
RT dẫn lời Tổng biên tập tạp chí "Russia in Global Affairs", ông Fyodor Lukyanov nhận định, mặc dù nhiều chính khách EU bày tỏ mong muốn thực hiện chính sách ngoại giao và quốc pḥng độc lập, nhưng họ lại thực sự không có khả năng làm được điều đó.
Chuyên gia này phân tích: “Ví dụ điển h́nh là số phận thỏa thuận hạt nhân Iran. Về mặt chính trị, châu Âu bị tổn hại nghiêm trọng do lệnh trừng phạt của Mỹ và kiên quyết bày tỏ cam kết duy tŕ thỏa thuận này.
Trên thực tế, cam kết này hầu như không thực hiện được khi các doanh nghiệp châu Âu đang rút khỏi Iran... Do đó, tất cả các cuộc thảo luận khác chẳng tạo ra mấy khác biệt”.
Bản thân Nga cũng đang bị kẹt giữa các lệnh trừng phạt của cả EU và Mỹ
Giới chức EU đang bàn về việc đạt được “mối quan hệ đối tác công bằng” với Mỹ, song chuyên gia Lukyanov hoài nghi mối quan hệ này thực sự công bằng.
Ông nói: “Người châu Âu sẽ phải có những nhượng bộ đáng kể, song sẽ tuyên bố rằng họ đă đạt được mối quan hệ mới. Tôi cho rằng Mỹ sẽ sẵn ḷng giả vờ chấp nhận”.
Chuyên gia về lịch sử và quốc tế John Laughland phân tích, việc châu Âu thiếu khả năng đối phó với những hành động của Mỹ xuất phát từ thực tế rằng họ đă phụ thuộc vào Washington quá lâu và không thể có khái niệm trở thành đối thủ của Mỹ.
Theo chuyên gia này, Tây Âu là “thuộc địa” Mỹ sau Thế chiến II và thậm chí hiện nay, nhiều năm sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, họ vẫn như vậy.
Ông nêu rơ, EU phụ thuộc vào Mỹ cả về quân sự và chính trị đối với quá nhiều điều. Về mặt tâm lư, châu Âu rất khó có thể xem Mỹ là kẻ thù.
Đến đồng minh cũng coi thường!
Các nước EU hiện đang nỗ lực thể hiện sự độc lập của ḿnh đối với Mỹ. Điều này được thể hiện rơ trong việc cố gắng cứu văn thỏa thuận hạt nhân Iran.
Việc EU viện trợ hàng triệu USD cho Iran là một động thái mang tính biểu tượng, nhằm làm suy yếu chiến lược của Mỹ muốn gây áp lực để buộc Iran phải tái đàm phán thỏa thuận hạt nhân.
Tuần trước, EU thông báo sẽ cung cấp cho nước Cộng ḥa Hồi giáo Iran 18 triệu euro (21 triệu USD). Đây là một phần trong gói viện trợ lớn hơn trị giá 50 triệu euro mà EU dành riêng cho chế độ Iran trong những tháng tới.
Động thái này của EU diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, được kư kết giữa Iran và các cường quốc thế giới (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức), trong đó EU đóng vai tṛ trung gian hết sức quan trọng.
Giới phân tích nhận định, thông qua việc viện trợ kinh tế cho Tehran, EU muốn gửi tới Washington một thông điệp chính trị.
Theo đó, Mỹ tiến hành chiến dịch gây sức ép bằng cách tái áp đặt các biện pháp trừng phạt để buộc Iran phải trở lại bàn đàm phán, ḥng t́m kiếm một thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ cho là tốt hơn, c̣n EU đang nỗ lực để làm suy yếu chiến dịch gây sức ép này.
Tuy nhiên, số tiền nói trên sẽ không giúp ích được nhiều cho nền kinh tế Iran, vốn bị đánh giá đang tiến sát đến bờ vực sụp đổ thậm chí cả trước khi các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ có hiệu lực hồi đầu tháng này. Gói viện trợ của châu Âu chỉ mang ư nghĩa biểu tượng.
Theo giới phân tích, EU tin vào quyền lực mềm, nghĩa là muốn giải quyết các cuộc xung đột bằng con đường ngoại giao chứ không phải bằng các biện pháp quân sự.
Tuy vậy, bản thân EU đang rơi vào một t́nh cảnh rất khó khăn, đặc biệt là từ khi khối này phải vật lộn với những vấn đề cấp bách khác như chủ nghĩa khủng bố ở trong nước, cuộc khủng hoảng người tị nạn...
Ngay cả tờ Le Monde (Pháp) cũng đánh giá EU hành xử không khéo léo với cả Tổng thống Mỹ Donald Trump lẫn Tổng thống Nga Vladimir Putin và đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Tờ báo Pháp cho rằng chưa bao giờ kể từ khi thành lập, EU lại trở thành mục tiêu tấn công tổng thể và thô bạo đến như vậy. Thậm chí, sự tồn tại của EU cũng đang bị đặt dấu hỏi.
Theo Le Monde, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo ra 4 mặt trận khó khăn cho châu Âu: Iran, thương mại, quốc pḥng và chính sách nhập cư của các quốc gia thành viên EU.
Ngoài vấn đề Iran như đă được nêu ở trên, Mỹ đă tấn công thương mại vào cả EU, được chính thức được tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada vào ngày 8-9/6 vừa qua.
Về quốc pḥng, Mỹ cũng đang từ chối tài trợ tài chính để đảm bảo an ninh cho châu Âu và yêu cầu lục địa già phải chi tiêu nhiều hơn để mua vũ khí của Mỹ. Nước Mỹ muốn chấm dứt hoàn toàn những ưu ái của cho châu Âu.
Theo Le Monde, chính quyền của Tổng thống Trump lợi dụng sự bất ḥa tại châu Âu về vấn đề người nhập cư để t́m cách làm tan ră các đảng truyền thống và làm nảy sinh nhiều xu hướng hỗn tạp.
Các đại sứ của Mỹ mới được bổ nhiệm đă công khai ủng hộ việc thành lập các đảng dân túy cực hữu tại Italy, Đức, Anh và tại Trung cũng như Đông Âu.
Theo đánh giá của tờ báo Pháp, EU đă thất bại trong việc chiếm giữ vị trí siêu cường hàng đầu với một sự độc lập tự chủ về chính trị và chiến lược trong các lĩnh vực chủ chốt.
Ngay cả đồng euro “đ́nh đám” một thời chưa từng đạt vị trí thống trị và cũng không phải là đơn vị thanh toán hay dự trữ chính. Dự trữ ngoại hối toàn cầu vẫn 3/4 là bằng đồng USD.