Tuần tới, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Đặc phái viên Triều Tiên Stephen Biegun mới bổ nhiệm sẽ tới B́nh Nhưỡng. Ông Mike Pompeo quay lại Triều Tiên trước Chủ tịch TQ Tập Cận B́nh giữa bối cảnh Trung Quốc và Nga đang gia tăng đối với những nỗ lực phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Chuyến thăm Triều Tiên tuần tới của ông Pompeo sẽ là chuyến thăm thứ 4 kể từ tháng 4. Ảnh: Reuters
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert ngày 23-8 cho biết Ngoại trưởng Mike Pompeo không có kế hoạch gặp nhà lănh đạo Kim Jong-un trong chuyến thăm Triều Tiên tuần tới.
Theo báo The South China Morning Post, một cựu quan chức Mỹ thậm chí c̣n cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ngừng các cuộc tập trận quân sự quanh bán đảo Triều Tiên hồi tháng 6 cũng v́ ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga.
Và các chuyên gia cảnh báo rằng khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh có kế hoạch thực hiện chuyến thăm B́nh Nhưỡng đầu tiên vào ngày 9-9 nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Triều Tiên, Bắc Kinh có thể dùng các cuộc bàn bạc về phi hạt nhân hóa để làm xói ṃn thêm các liên minh của Washington ở châu Á.
Ông Pompeo hôm 23-8 nói rằng ông sẽ tiến hành chuyến thăm Triều Tiên thứ tư vào tuần tới với tân Đặc phái viên Triều Tiên Stephen Biegun – vốn là một cựu nhân viên cấp cao tại Ford Motor Co, nay trở thành nhân vật dẫn đầu nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, chuyến thăm này diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với Trung Quốc.
"Trung Quốc tự xem ḿnh là cường quốc trong khu vực"- ông Jung Pak - cựu quan chức t́nh báo quốc gia thuộc Hội đồng T́nh báo Quốc gia Mỹ, người từng lănh đạo cơ quan phân tích chiến lược về các vấn đề Hàn Quốc của các cơ quan t́nh báo Mỹ - nói.
Cũng theo lời ông, Bắc Kinh coi việc Mỹ triển khai Hệ thống Pḥng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và hợp tác an ninh ba bên tiềm tàng với Hàn Quốc và Nhật Bản là nỗ lực kiềm chế Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là mài ṃn vị trí của Mỹ trong khu vực nằm trong lợi ích của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt tay Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một chuyến thăm B́nh Nhưỡng. Ảnh: Nhà Trắng công bố
Giới phân tích cho rằng để đổi lấy sự hợp tác với Mỹ trong việc dỡ bỏ vũ khí hạt nhân của B́nh Nhưỡng trong dài hạn, Bắc Kinh có thể t́m cách giảm thiểu sự hiện quân sự của Mỹ tại bán đảo Triều Tiên, cụ thể là đóng băng vĩnh viễn các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn và loại bỏ Hàn Quốc khỏi hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ.
Tổng thống Trump từng nói rằng ông nghi ngờ Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng tới ông Kim Jong-un trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ. Cựu quan chức đàm phán hạt nhân của Triều Tiên Kim Kye-gwan hồi tháng 5 nói rằng nước này sẽ không để Mỹ thúc ép đơn phương từ bỏ kho hạt nhân.
Tại một sự kiện tại Viện Brookings (Mỹ) trong tuần này, ông Michael Green - cựu giám đốc các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush - đă nói rằng Trung Quốc sẽ t́m cách chia rẽ giữa Mỹ với các đồng minh châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ông Green – hiện là phó chủ tịch cấp cao cho bộ phận về châu Á và Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế của Mỹ, nói với South China Morning Post rằng Trung Quốc, cùng với Nga, đă thuyết phục thành công ông Trump ngừng các cuộc tập trận quân sự với Seoul dù cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không tán thành.
Vị chuyên gia này cho rằng động thái nêu trên được đưa ra mà không hề tham vấn Nhật Bản trước, có thể coi là một hành động thực sự tồi tệ đối với ván cờ địa chính trị lớn hơn.
Theo quan điểm của ông Jung Pak, giới chức Trung Quốc có xu hướng ưu tiên lo ngại an ninh của Triều Tiên (chứ không quan tâm tới an ninh của Hàn Quốc), do đó sự hiện diện của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên sẽ đe dọa B́nh Nhưỡng.
Khi Bộ Quốc pḥng Mỹ thông báo hồi cuối tháng 6 việc tạm ngưng các cuộc tập trận quân sự trên bán đảo Triều Tiên, thông báo có nêu ra rằng động thái này nhằm hỗ trợ các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên. B́nh Nhưỡng từng nhiều lần chỉ trích nặng nề các cuộc tập trận trước đây, gọi đó là diễn tập một cuộc tấn công phủ đầu vào B́nh Nhưỡng.
Trung Quốc vốn là bên trước tiên đề xuất cái gọi là tiếp cận "đóng băng đổi lấy đóng băng" để hạ nhiệt căng thẳng, nghĩa là Mỹ và Hàn Quốc sẽ ngừng tập trận quân sự để đổi lấy Triều Tiên ngừng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân.
Kể từ chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 11-2017, ông Trump chưa thay đổi quan điểm chính thức về việc không chấp nhận đề xuất "đóng băng đổi lấy đóng băng", một thỏa thuận mà ông chủ Nhà Trắng cho rằng đă thất bại trong quá khứ.
Trong một động thái khác, Trung Quốc đă đề xuất với Mỹ một tuyên bố ḥa b́nh 4 bên liên quan tới Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ và Trung Quốc để chính thức kể thúc chiến tranh Triều Tiên, báo Hankyoreh đưa tin hồi tuần trước.
Tuy nhiên, ông Green cẩn trọng rằng tuyên bố ḥa b́nh sẽ động chạm tới vấn đề lực lượng Mỹ trên bán đảo Triều Tiên.
H́nh ảnh mới nhất về ông Kim Jong-un do hăng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA công bố hôm 21-8 về chuyến thăm một nhà máy thiết bị y tế Myohyangsan
Tổng thống Trump muốn rút phần lớn binh sĩ Mỹ khỏi Hàn Quốc bất chấp sự khuyên can của các cố vấn an ninh, tờ Washington Post dẫn các nguồn tin mật cho biết.
Trong khi đó, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục chỉ trích việc triển khai hệ thống pḥng không THAAD ở Hàn Quốc. THAAD đă khiến Trung Quốc nổi giận và thực hiện một chiến dịch tẩy chay nhằm vào du lịch, ngành công nghiệp mỹ phẩm và giải trí của Hàn Quốc.
Bắc Kinh lo ngại hệ thống radar tân tiến của THAAD có thể "soi" lănh thổ của họ.
Tuy nhiên, ông Green khẳng định sự lo ngại thực sự của Bắc Kinh là THAAD sẽ "kết nối Hàn Quốc vào một hệ thống pḥng chống tên lửa bao gồm Nhật Bản, có khả năng thêm Úc, Đài Loan và NATO".
Trung Quốc đang nỗ lực chặn việc triển khai THAAD để "ngăn các đồng minh của Mỹ tiến gần nhau hơn và cùng nhau (chống lại Trung Quốc) ở châu Á để từ đó từng bước làm suy yếu đại lục" – ông Green chia sẻ.
Chuyến viếng thăm Triều Tiên mới nhất của Ngoại trưởng Pompeo, chuyến thứ tư kể từ tháng 4, được thông báo gần 2 tháng sau khi ông Trump gặp gỡ lănh đạo Kim Jong-un ở Singapore và giữa lúc tiến độ phi hạt nhân hóa Triều Tiên chưa được như kỳ vọng.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters vào hôm 20-8, Tổng thống Trump nói rằng ông vẫn tin Triều Tiên đă thực hiện nhiều động thái phi hạt nhân hóa cụ thể. Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng c̣n nói rằng ông "nhiều khả năng" sẽ gặp lại lănh đạo Kim.
Therealrtz © VietBF