Kẻ chế tạo bom hàng đầu của mạng lưới khủng bố khét tiếng al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập, Ibrahim al-Asiri đă bị tiêu diệt trong một cuộc không kích của Mỹ.
Chân dung tên Ibrahim al-Asiri
Các phương tiện truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin, tên khủng bố người Ả Rập Saudi đă chết trong một cuộc không kích của Mỹ ở Yemen năm ngoái.
Asiri được cho là đă đứng đằng sau âm mưu đánh bom đồ lót năm 2009 và cũng là người tạo ra các thiết bị nổ tự chế được t́m thấy trên máy bay chở hàng năm 2010.
Khi nguồn tin t́nh báo cho biết, tên này đang chế tạo thiết bị nổ có thể giấu trong máy tính xách tay hoặc máy tính bảng, Mỹ đă lập tức cấm mang các thiết bị trên trong một số chuyến bay.
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc được công bố tuần trước cũng cho biết, Asiri có thể đă bị tiêu diệt và cái chết của hắn là "một cú đấm mạnh" vào khả năng hoạt động của al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập.
Một lănh đạo bộ tộc Yemen nói với AP rằng, Asiri đă bị giết trong một cuộc tấn công tên lửa, cùng với hai hoặc bốn chiến hữu ở tỉnh Marib.
Al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập hiện không b́nh luận về các báo cáo liên quan đến cái chết của Asiri - tương tự như những ǵ chúng làm khi các thủ lĩnh hoặc chỉ huy trong nhóm bị Mỹ hoặc phương Tây tiêu diệt.
Asiri, 36 tuổi bị Mỹ liệt vào danh sách "khủng bố toàn cầu" vào năm 2011. Washington cũng treo thưởng 5 triệu USD cho bất kỳ ai giúp bắt giữ tên này.
Asiri từng dụ cả em trai của hắn, Abdullah đánh bom liều chết. Vào tháng 8.2009, Abdullah đă kích nổ một quả bom giấu trong người nhằm ám sát giám đốc an ninh khi đó của Ả rập Saudi, Hoàng tử Mohammed Bin Nayef Bin Abdul Aziz Al Saud. May mắn, vị Hoàng tử đă thoát chết và chỉ bị thương nhẹ.
Sau cái chết của em trai, Asiri được cho là đă thiết kế bom đồ lót và giao cho một tên khủng bố người Nigeria tên là Umar Farouk Abdulmutallab nhằm âm mưu làm nổ tung một chiếc máy bay chở khách của Mỹ khi nó bay vào Detroit vào ngày Giáng sinh 2009.
Tên này cũng được cho là đă chế bom giấu trong hai hộp mực máy in, được t́m thấy trên máy bay chở hàng ở Dubai và Vương quốc Anh vào tháng 10.2010. Các hộp mực được gửi từ Yemen đến Mỹ.
VietBF © sưu tầm