Việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên Biển Đông và tuyên bố chủ quyền trên biển cũng như trên không ở các vùng này đă khiến Tổng thống Philippines không thể kiềm chế. Ông Duterte cũng chỉ ra “sai trái” của Trung Quốc và cảnh báo Bắc Kinh phải ôn ḥa trong vấn đề Biển Đông.
Phi cơ săn ngầm P-8A Poseidon của hải quân Mỹ. Máy bay từng được Mỹ cho bay qua Biển Đông nhiều lần. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tổng thống Philippines Duterte hôm 14/8 tuyên bố rằng việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với không phận phía trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng một cách phi pháp và vùng biển xung quanh ở Biển Đông “là sai trái” và Bắc Kinh không nên bảo người của các nước khác rời khỏi các khu vực này để tránh các vụ đụng độ.
Nhận xét của ông Rodrigo Duterte được đưa ra trong một diễn văn trước các cử tọa gồm có Đại sứ Mỹ và các vị khách nước ngoài khác tại thủ đô Manila của Philippines. Đây là một trường hợp hiếm hoi ông Duterte công khai chỉ trích Trung Quốc. Trong quá khứ ông đă tránh phê phán Bắc Kinh để theo đuổi mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc.
Ông Duterte nói về hành vi của Trung Quốc nhằm thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền của họ ở vùng Biển Đông như sau: “Họ phải nghĩ lại điều đó, bởi đây sẽ là điểm nóng phát sinh xung đột vào một ngày nào đó... Các anh không thể tạo ra một ḥn đảo, đó chỉ là đồ nhân tạo, và các anh không thể tuyên bố rằng không phận phía trên các đảo nhân tạo là của ḿnh được”.
Tổng thống Duterte nói: “Điều này là sai v́ đây là vùng biển mà chúng tôi coi là biển quốc tế... Phải bảo đảm quyền tự do đi lại trên đó. Không ai cần xin phép để đi qua các vùng biển mở”.
Cách đây 2 tuần, AP đưa tin rằng Philippines bày tỏ với Trung Quốc sự quan ngại về số lượng ngày càng gia tăng các thông điệp qua vô tuyến điện mà Trung Quốc gửi đi để cảnh báo các máy bay và tàu bè Philippines hăy tránh xa các đảo nhân tạo do Trung Quốc tạo ra một cách phi pháp ở Biển Đông.
CNN tuần trước phản ánh rằng quân đội Trung Quốc đă liên tục cảnh báo một máy bay P-8A Poseidon (của Mỹ) “phải rời đi và tránh xa khu vực này để tránh bất cứ sự hiểu lầm nào” khi chiếc máy bay trinh sát này đang bay sát các đảo nhân tạo.
Khuyên Trung Quốc nên hạ giọng
Tổng thống Duterte bày tỏ: “Tôi hy vọng Trung Quốc sẽ làm mềm cách cư xử của ḿnh. Thời nay, một viên chỉ huy nóng nảy sẽ chỉ tổ gây ra cướp c̣ mà thôi”.
Một báo cáo của chính phủ Philippines mà AP chứng kiến cho thấy, trong nửa sau của năm 2017, máy bay quân sự Philippines đă nhận được các cảnh báo của Trung Quốc qua điện đài tới ít nhất 46 lần khi các phi cơ này bay gần khu vực đảo nhân tạo do Trung Quốc tạo ra một cách trái phép trên Biển Đông.
Hai quan chức giấu tên cho biết, các quan chức Philippines đă bày tỏ quan ngại đối với các vụ gửi thông tin qua điện đài nói trên. Quan ngại được đưa ra cả trong một cuộc gặp với những người đồng cấp Trung Quốc ở Manila vào đầu năm nay, với nội dung tập trung vào các tranh chấp chủ quyền chưa được giải quyết giữa các nước châu Á.
Trung Quốc đă cải tạo bất hợp pháp 7 rạn san hô thành đảo bằng cách nạo vét cát.
Các thông điệp hăm dọa nói trên trước đây thường xuất phát từ các tàu tuần duyên của Trung Quốc. Nhưng nay giới quân sự lo ngại các vụ truyền tin như vậy có thể xuất phát từ chính các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh kiểm soát (bất hợp pháp). Trên các đảo nhân tạo này, Trung Quốc đă bố trí nhiều thiết bị liên lạc và theo dơi rất mạnh, cùng với các vũ khí như là tên lửa đất đối không.
Viên chỉ huy Clay Doss, sĩ quan quan hệ công chúng của Hạm đội 7 thuộc hải quân Mỹ, nhận xét: “Tàu bè và máy bay của chúng tôi đă quan sát thấy nhiều yêu cầu bằng vô tuyến điện, có vẻ là xuất phát từ các cơ sở mới đặt trên các thực thể trên Biển Đông”.
Ông Doss cho biết: “Các liên lạc này chẳng ảnh hưởng ǵ đến hoạt động của chúng tôi cả.”
Mặc dù hải quân Mỹ không có tuyên bố chủ quyền nào đối với tuyến hàng hải chiến lược ở Biển Đông, hải quân nước này vẫn triển khai tàu và máy bay tại đây để thúc đẩy tự do hàng hải và hàng không. Tuy nhiên, Trung Quốc phản đối điều này, coi đó là sự can thiệp của nước ngoài vào một tranh chấp ở châu Á.
Một số hăng truyền thông đă đăng tải các đoạn ghi âm các cảnh báo của Trung Quốc và lưu ư rằng có sự khác biệt trong giọng điệu giữa các cảnh báo tùy theo từng nước cụ thể. Cảnh báo của Trung Quốc đưa ra cho máy bay Mỹ thường rắn rỏi nhưng lịch sự, c̣n cảnh báo của họ dành cho máy bay các nước châu Á khác thường mang tính hăm dọa nhiều hơn.
Báo cáo của chính quyền Philippines có đoạn thuật lại một cảnh báo mà một máy bay của không quân Philippines nhận được từ phía lực lượng Trung Quốc khi máy bay này bay sát các đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng (phi pháp), với nội dung [máy bay này] “đang đe dọa an ninh của rạn san hô Trung Quốc, hăy rời xa lập tức để tránh hiểu lầm”.
Ngay sau đó, máy bay này nhận được thêm một đe dọa: “Máy bay quân sự Philippines, tôi đang cảnh báo các anh một lần nữa, hăy rời đi ngay lập tức hoặc các anh có thể sẽ phải trả giá”.
Phi công Philippines sau đó nh́n thấy “hai tín hiệu cảnh báo bằng chớp sáng từ rạn san hô”.
Trung tướng Galileo Gerard Rio Kintanar jnr, tư lệnh Không quân Philippines, nói rằng các phi công Philippines đă b́nh tĩnh phản hồi lại các đoạn thông báo của Trung Quốc qua vô tuyến điện và thực hiện chuyến bay của họ theo kế hoạch từ trước.
Therealrtz © VietBF