Trung Quốc đă phát lệnh xua đuổi một máy bay Mỹ. Quân đội Mỹ đă đưa ra lời cảnh cáo đặc biệt đanh thép đối với Bắc Kinh sau khi một máy bay trinh thám của nước này nhận được thông điệp xua đuổi của Trung Quốc trên Biển Đông.
Quân đội Mỹ đă đưa ra lời cảnh cáo đặc biệt đanh thép đối với Bắc Kinh sau khi một máy bay trinh thám của nước này nhận được thông điệp xua đuổi của Trung Quốc trên Biển Đông.
Cụ thể, ngày 10/8 vừa qua, phóng viên CNN đă có cơ hội lên máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ và tận mắt chứng kiến các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông ở độ cao 5000 m.
Sát thủ săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ trong một cuộc tập trận năm 2012. Ảnh: US Navy/Mass Communication Specialist 3rd Class Daniel J. Meshel.
Khi chiếc P-8A Poseidon tới gần khu vực các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép, phi hành đoàn đă nhận được 6 lần cảnh báo từ phía Bắc Kinh, cùng với đó là yêu cầu rời khỏi khu vực này “ngay lập tức”.
“Hăy rời khỏi đây ngay lập tức và tránh xa khu vực này để tránh hiểu lầm không đáng có”, CNN trích dẫn cảnh cáo của Trung Quốc.
Mỗi lần Trung Quốc phát cảnh báo, phi hành đoàn trên máy bay trinh sát P-8A Poseidon đều đáp lại rằng họ đang thực hiện nhiệm vụ trên Biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế.
Theo Japan Times, ngày hôm nay (11/8), ít nhất 3 trong số các tài khoản Twitter của lực lượng quân đội Mỹ đă đưa ra lời đáp trả đặc biệt đanh thép đối với các thông điệp trên sóng vô tuyến của Trung Quốc trên Biển Đông.
“Máy bay, tàu thuyền và các lực lượng của [quân đội Mỹ] sẽ hoạt động tại bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép”, Hải quân Mỹ đăng tải trên Twitter.
Bộ tư lệnh Ấn Độ – Thái B́nh Dương của Mỹ cũng lên tiếng trước sự việc này: “Mỹ không thể bị đe dọa và ngăn chặn tiến hành các hoạt động hợp pháp tại các vùng biển và vùng trời quốc tế”.
Lực lượng Mỹ đồn trú tại Nhật Bản cũng đưa ra lời cảnh cáo đối với Trung Quốc: “Đội máy bay trinh sát P-8A sẽ tiếp tục góp phần ǵn giữ ḥa b́nh và an ninh trong khu vực bằng cách tiếp tục tiến hành hoạt động tuần tra, trinh sát tại bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép”.
Trung Quốc ngang nhiên quân sự hóa trái phép Biển Đông
Trong suốt hành tŕnh bay trên chiếc P-8A Poseidon, các phóng viên CNN đă tận mắt chứng kiến những trạm phát radar khổng lồ, các ṭa nhà và đường băng quân sự được Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Subi, đá Chữ Thập và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng các cơ sở này với mục đích hạn chế tự do hàng hải, trong thời gian qua, Washington đă cực lực lên án các hoạt động quân sự hóa và bồi đắp đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông của Bắc Kinh.
Trước đó, chiến đấu cơ của Philippines cũng nhận được thông điệp xua đuổi tương tự qua sóng vô tuyến khi bay ngang qua khu vực này.
Theo báo cáo của chính phủ Philippines, máy bay quân sự nước này đă nhận được ít nhất 46 lời cảnh báo qua sóng vô tuyến từ phía Trung Quốc trong nửa đầu năm ngoái khi thực hiện các nhiệm vụ trên Biển Đông.
Việc Trung Quốc ngày càng gia tăng cảnh báo qua sóng vô tuyến trên Biển Đông cũng đă được phía Mỹ xác nhận.
Ngày 8/5, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin trên báo chí nước ngoài liên quan đến việc Trung Quốc bố trí tên lửa tại các cấu trúc mà nước này đă xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
“Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lư và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việt Nam hết sức quan ngại trước các thông tin nêu trên và khẳng định mọi hoạt động quân sự hóa, bao gồm cả việc bố trí tên lửa trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), làm gia tăng căng thẳng, gây mất ổn định trong khu vực và không có lợi cho nỗ lực của các nước trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông hiện nay (COC).