Tổng thống Trump khẳng định lănh đạo Nga không phải là bạn. Putin, theo ông Trump, là đối thủ cạnh tranh. Cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai lănh đạo Mỹ và Nga được Tổng thống Trump dự báo là một cuộc gặp mở mà ông cũng chưa dự đoán được kết quả.
Hai nhà lănh đạo Mỹ và Nga từng có cuộc gặp tại Hamburg (Đức) cách đây hơn một năm, bên lề thượng đỉnh G20 - Ảnh: REUTERS
"Tổng thống Nga Vladimir Putin không phải kẻ thù của tôi, cũng không phải bạn, tôi không biết ông ấy. Đó là một đối thủ cạnh tranh. Ông ấy đại diện cho nước Nga c̣n tôi đại diện cho nước Mỹ. Có thể một ngày nào đó ông ấy sẽ trở thành bạn tôi?" - Tổng thống Donald Trump trả lời úp mở về cuộc gặp quan trọng sắp tới đang được cả thế giới theo dơi.
Trong cuộc họp báo ở Brussels sau hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 12-7, ông Trump cũng tiết lộ về nội dung hội đàm với ông Putin vào ngày 16-7 tới ở Helsinki (Phần Lan): đó là các vấn đề về Syria, Ukraine và mối nghi ngờ về chuyện can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ năm 2016.
Khác với mọi khi qua những tuyên bố đầy tự tin trước các sự kiện quan trọng, lần này ông chủ Nhà Trắng tỏ ra dè dặt: "Quí vị biết đấy, tôi sẽ gặp Tổng thống Putin vào thứ Hai tới. Và chúng tôi cũng không chờ đợi ǵ lớn lao từ cuộc gặp này. Chúng tôi muốn thảo luận về Syria, chúng tôi chắc chắn sẽ đặt câu hỏi mà chúng tôi lưu tâm về chuyện can thiệp của Nga trong bầu cử (Mỹ), đó là câu hỏi mà tôi đă đặt ra với ông ấy nhiều lần rồi. Chúng tôi cũng sẽ nói về những chuyện khác. Chúng tôi sẽ nói về Ukraine và tôi sẽ rất lưu tâm xem họ nói ǵ về chuyện này".
Tổng thống Trump họp báo ở Brussels ngày 12-7 - Ảnh: AFP
Ông Trump thừa nhận không biết cuộc gặp với ông Putin sẽ diễn ra thế nào, nhưng cũng tin tưởng sẽ có những kết quả tích cực.
"Đó là một cuộc gặp thoải mái và chúng ta sẽ xem nó diễn ra thế nào. Lịch tŕnh không quá chặt chẽ và tôi không tin rằng cuộc gặp sẽ tốn nhiều thời gian. Chúng ta sẽ xem cuộc gặp dẫn đến đâu và nó cũng có thể đưa đến những kết quả tích cực, rất tích cực, mà cũng có khi là không", ông Trump tuyên bố nhưng cũng khẳng định "nóng ḷng chờ đợi cuộc gặp này".
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong khi đó đánh giá cao cuộc gặp giữa hai nhà lănh đạo đang có nhiều ảnh hưởng trong một số vấn đề lớn của thế giới.
"Tôi nghĩ rằng cuộc gặp với Putin rất quan trọng và Mỹ cùng Nga đối thoại được với nhau th́ sẽ tốt cho tất cả chúng ta và cho an ninh toàn cầu. Tôi nghĩ và hi vọng rằng vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân sẽ được thảo luận trong cuộc gặp và điều đó sẽ tích cực cho toàn thế giới", nhà lănh đạo Đức tuyên bố.
2.000 nhà báo đăng kư đưa tin
Theo hăng tin AFP, Cơ quan Báo chí thuộc Bộ Ngoại giao Phần Lan cho biết 1.436 phóng viên đến từ 61 quốc gia đă đăng kư đưa tin về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga tại Helsinki vào ngày 16-7 tới.
Trong số này, có 368 phóng viên của nước chủ nhà Phần Lan, 232 phóng viên đến từ Nga và 195 phóng viên đến từ Mỹ. Philippines, Venezuela và Algeria là những nước có ít phóng viên đăng kư đưa tin nhất. Con số nói trên chưa bao gồm số lượng phóng viên tháp tùng hai nhà lănh đạo Nga và Mỹ trong chuyến đi đến Helsinki, có thể lên tới vài trăm người.
Phần Lan đă thiết lập trung tâm truyền thông cho cuộc gặp thượng đỉnh này ở Finlandia Hall, do Bộ Ngoại giao nước này tổ chức và điều hành.
Chuẩn bị công tác an ninh ở ṭa nhà gần nơi hai lănh đạo Mỹ và Nga gặp gỡ ở Helsinki - Ảnh: REUTERS
Các nhà báo tác nghiệp ở trung tâm truyền thông sẽ được cung cấp tín hiệu truyền h́nh từ các đơn vị truyền thông là YLE của Phần Lan và EBU của châu Âu.
Bộ Ngoại giao Phần Lan cũng hợp tác với hăng thông tấn STT/Lehtikuva để cung cấp ảnh miễn phí cho các phóng viên. Các phóng viên tác nghiệp ở sự kiện này sẽ được sử dụng phương tiện công cộng miễn phí từ ngày 13 đến 18-7.
Hiện tại, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có chuyến thăm Anh sau khi dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels (Bỉ).
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ dự trận chung kết và lễ trao Cúp vàng World Cup 2018 tại Matxcơva vào tối 15-7 trước khi bay sang Helsinki.
Quan hệ Nga-Mỹ thời gian qua rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh do ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và phương Tây áp đặt với Matxcơva sau khi Nga sáp nhập trở lại bán đảo Crimea, cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016 hay nghi vấn Matxcơva có vai tṛ trong vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal tại Anh. Nga luôn bác bỏ mọi cáo buộc trên.