Chuyến công du vừa qua của Ngoại trưởng Mike Pompeo tới Bắc Hàn vẫn đang là vấn đề được truyền thông khai thác để t́m hiểu về sự thật trong chuyến đi này. Thất bại th́ đă rơ bởi ông Ngoại trưởng Mike Pompeo vẫn không mang về 1 tín hiệu bất kỳ nào từ phía Bắc Hàn. Nhưng có vẻ như ngần đấy vẫn chưa đủ và dưới đây là 1 số thông tin về chuyến đi này. Giới chức Bắc Triều Tiên ngày 12/7 không đến một cuộc họp với Mỹ theo dự trù tại biên giới liên Triều để bàn về việc trao trả hài cốt lính Mỹ thiệt mạng trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, New York Times và Washington Post dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết.
Hài cốt lính Mỹ được phía Bắc Triều Tiên trao trả vào năm 1998
Trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un ở Singapore hồi tháng trước, ông Kim đă cam kết hồi hương hài cốt lính Mỹ. Tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết sau chuyến đi B́nh Nhưỡng của ông rằng các phiên họp ở cấp độ làm việc về vấn đề này sẽ được tổ chức vào Thứ Năm ngày 12/7 hoặc vào khoảng thời gian xung quanh đó ở làng đ́nh chiến Bàn Môn Điếm giữa hai miền Triều Tiên.
Mặc dù các quan chức Mỹ đă đến Bàn Môn Điếm đúng hẹn, nhưng phía Bắc Triều Tiên lại không xuất hiện, New York Times dẫn lời một quan chức quốc pḥng Mỹ ẩn danh do tính chất nhạy cảm của vấn đề, cho biết. Một quan chức chính phủ Hàn Quốc yêu cầu được giấu tên cũng xác nhận thông tin này với New York Times.
Hiện chưa rơ liệu các quan chức Mỹ có bị phía Bắc Triều Tiên cố t́nh ‘cho leo cây’ hay không. Trước đó, Ngoại trưởng Pompeo đă lưu ư rằng cuộc họp được dự định ở làng Bàn Môn Điếm ‘có thể được dời xuống một hay hai ngày’. Điều này cho thấy rằng hai phía chưa chốt lại tất cả các chi tiết trước khi ông Pompeo rời B́nh Nhưỡng hôm 7/7.
Khi ông Trump và ông Kim có cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử ở Singapore hôm 12/6, ông Kim bên cạnh đưa ra lời hứa mơ hồ là ‘làm việc hướng đến phi hạt nhân hóa’ trên bán đảo Triều Tiên cũng đă cam kết trao trả hài cốt binh lính Mỹ được t́m thấy tại những chiến trường lớn ở nước ông, trong đó có ‘hồi hương ngay lập tức những hài cốt đă được nhận dạng’.
Hiện không có bất kỳ cuộc gọi điện thoại hay lời giải thích ǵ từ phía các quan chức Bắc Triều Tiên là tại sao họ bỏ không dự họp, theo CNN.
Đài này cũng cho biết Ngoại trưởng Mike Pompeo đă phớt lờ câu hỏi của phóng viên đi chung với ông đến Brussels hôm thứ Năm ngày 12/7 về hành động của B́nh Nhưỡng rơ ràng là làm bẽ mặt Mỹ.
Diễn biến mới sẽ càng làm gia tăng nghi ngờ về cam kết của B́nh Nhưỡng đối với việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Trump đă ca ngợi việc trao trả hài cốt binh sỹ Mỹ là ‘một trong những thành công’ của hội nghị thượng đỉnh với ông Kim ở Singapore.
Sau đó, phía B́nh Nhưỡng được mong đợi sẽ trao trả những hài cốt này – được cho là trong khoảng từ 200-250 người đă phục vụ trong quân đội Mỹ - trong những tuần sau cuộc gặp thượng đỉnh. Phía Mỹ đă đưa quan tài và quốc kỳ Mỹ đến làng Bàn Môn Điếm để nhận những bộ hài cốt này.
Hồi tháng trước, ông Trump đă nói rằng phía Bắc Triều Tiên ‘đă trao trả, hay đang trong quá tŕnh trao trả, hài cốt của những anh hùng vĩ đại của chúng ta.’ Tuy nhiên, việc trao trả này vẫn chưa hề diễn ra, theo New York Times.
Sau chuyến đi B́nh Nhưỡng vào tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đă không chứng minh được đă có tiến triển trong cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa. CNN dẫn một nguồn tin am hiểu sự việc cho biết Nhà Trắng đă cảm thấy cuộc đàm phán đó ‘đă diễn ra hết sức tệ hại’.
Theo nguồn tin này th́ B́nh Nhưỡng khi đó đă ‘t́m đủ tṛ đùn đẩy’ và ‘không nghiêm túc về việc tiến về phía trước’. Ngoài ra, ông Pompeo cũng không được gặp ông Kim Jong-un, vốn đă hứa từ trước là sẽ gặp ông khi ông tới B́nh Nhưỡng.
Tuy nhiên, khi có mặt ở Brussels để tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO, cả ông Trump lẫn ông Pompeo đều bày tỏ tin tưởng vào tiến tŕnh ngoại giao với Bắc Triều Tiên bất chấp không có dấu hiệu cụ thể ǵ về tiến triển.
Ông Trump một lần nữa đă ca ngợi cuộc gặp của ông với ông Kim Jong-un, nói rằng đó là ‘một cuộc gặp tuyệt vời’ và ông và ông Kim đă ‘thiết lập mối quan hệ rất tốt’.
Nỗ lực của Lầu Năm Góc để t́m kiếm và trao trả hài cốt của những quân nhân Mỹ mất tích lâu nay liên tiếp gặp trở ngại do những căng thẳng chính trị xung quanh chương tŕnh vũ khí hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên. Việc hồi hương đang được thương thảo hiện nay sẽ là đợt hồi hương đầu tiên kể từ khi các chuyên gia quân sự Mỹ và các công nhân Bắc Triều Tiên làm việc trong giai đoạn từ năm 1996 cho đến 2005 phát hiện các hài cốt được tin rằng là của trên 220 lính Mỹ.
Tuy nhiên, những nỗ lực t́m kiếm này đă bị dừng lại hồi năm 2005 khi quan hệ giữa hai bên trở nên xấu đi xung quanh chương tŕnh vũ khí hạt nhân và với việc Lầu Năm Góc trở nên quan ngại về sự an toàn của các đội t́m kiếm của họ.