Thay v́ chỉ trích, Nga đă hoan nghênh các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nga lấy chính rào cản này làm cơ hội để phát triển kinh tế.
Lợi ích của trừng phạt
Trả lời phóng viên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow sẽ hoan nghênh việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ông Lavrov cho biết, Nga đă rút kinh nghiệm từ những biện pháp trừng phạt này là không thể phụ thuộc vào công nghệ và hàng hóa của phương Tây bởi v́ cách tiếp cận này có thể bị ngăn chặn vào bất cứ thời điểm nào.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Nga được đưa ra sau khi giới chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết lănh đạo khối này đă nhất trí gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga liên quan tới vụ sáp nhập bán đảo Crimea và ủng hộ lực lượng đ̣i độc lập ở miền Đông Ukraine.
Quyết định trên sẽ gia hạn những hạn chế của EU trong hoạt động kinh doanh với các ngành ngân hàng, tài chính và năng lượng của Nga thêm 6 tháng, cho đến cuối tháng 1/2019. Quyết định này sẽ chính thức được khẳng định trong thời gian tới.
Nhưng trên thực tế, ngay trong nội bộ EU ngày càng có nhiều tiếng nói phản đối việc trừng phạt Nga. Nổi bật là việc Thủ tướng Italy Giuseppe Conte ngày 27/6 cho rằng EU không nên tự động gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga.
Ông Conte nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ tái khẳng định nguyên tắc rằng không nên có một sự tự động trong việc gia hạn các biện pháp trừng phạt". Ông nói thêm rằng: "Chúng ta cần phải rất thận trọng về vấn đề này. Các lệnh trừng phạt nên là một phương tiện, không nên là sự kết thúc quan hệ", đồng thời cho rằng Italy nên "cân nhắc kỹ" về lợi ích của các công ty của nước này.
C̣n về phía Mỹ, từ đầu tháng 4 vừa qua, Washington đă áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế mới cứng rắn hơn đối với Moscow, gây tổn hại đến đồng ruble và các chỉ số kinh tế khác của Nga.
Chuyên trang phân tích về chính sách đối ngoại của Mỹ Lobelog cho rằng trừng phạt là vũ khí ưa thích của phương Tây trong việc đối phó với Nga kể từ năm 2014. Chúng đă được EU, Mỹ và nhiều đồng minh phương Tây khác thông qua.
Trừng phạt là vũ khí ưa thích của phương Tây trong việc đối phó với Nga
Các biện pháp trừng phạt hầu hết nhắm mục tiêu vào các cá nhân Nga, đặc biệt là các thành viên trong nhóm ṇng cốt của Tổng thống Putin, cũng như mở rộng tới một số công ty nhà nước lớn, và bao gồm cả những giới hạn đối với việc chuyển giao công nghệ.
Theo giới phân tích Mỹ, tác động kinh tế của các biện pháp trừng phạt Nga (có lẽ tới 2,5% GDP) gây tranh căi nhưng, chí ít cho tới đợt trừng phạt gần đây nhất, th́ đă bị thu hẹp bởi tác động của sự sụp đổ giá dầu.
Phản ứng chính sách khôn ngoan của Nga (đáng chú ư là việc giảm mạnh giá trị đồng ruble) đă giúp họ khắc phục t́nh h́nh, trái ngược với các dự đoán của nhiều nhà b́nh luận phương Tây.
Sau 2 năm suy thoái, nền kinh tế Nga đang tăng trưởng trở lại. Nợ nần đă được kiểm soát chặt chẽ và lạm phát được giữ ở mức thấp. Nga đă giành lại vị thế của họ là điểm đầu tư vào năm 2017.
Trừng phạt phản tác dụng
Theo giới phân tích, các liên kết giữa Nga và phương Tây giờ đây đang bị phá vỡ. Nga bị loại khỏi Nhóm 8 quốc gia công nghiệp phát triển (G8). Những diễn đàn thường xuyên khác như các cuộc đàm phán thương mại, Hội đồng Nga-NATO và những trao đổi về các vấn đề an ninh hoặc trở nên mang tính công thức hoặc bị đóng băng hoàn toàn.
Đầu tư của phương Tây vào Nga chậm tới mức độ nhỏ giọt. Những trao đổi tài chính sẽ ngày càng bị hạn chế bởi tác động của các biện pháp trừng phạt. Giờ đây, Nga tiếp đón nhiều khách du lịch Trung Quốc hơn là du khách châu Âu. Cả hai bên đều nói rằng các tiếp xúc giờ đây thậm chí c̣n ít hơn cả so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Điều không gây bất ngờ là bức tranh về Nga ở phương Tây, trên truyền thông và những nơi khác, đă trở nên rất tối tăm. Bức tranh này đă đặc biệt “ăn sâu bám rễ” ở thủ đô Washington, nơi mà thái độ thù địch vốn có từ lâu đối với đối thủ cũ của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh đă có một sự thay đổi đột ngột mang tính đảng phái do những cáo buộc về việc Nga bí mật thông đồng với ông Trump trong chiến dịch tranh cử tổng thống.
Nga không phải một nước theo chủ nghĩa phục thù. Họ không lên kế hoạch xâm lược bất kỳ nước láng giềng nào của ḿnh hay xây dựng lại Liên Xô.
Binh sĩ Nga tham gia duyệt binh Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ
Báo chí phương Tây thường sử dụng câu nói của Tổng thống Putin rằng “sự sụp đổ của Liên Xô là thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ 20” nhưng lại không trích dẫn thêm câu nói tạo sự cân bằng (từ cùng một bài phát biểu) rằng “những người muốn khôi phục Liên Xô là những người không có năo”.
Hai sự kiện chính được đưa ra làm bằng chứng cho thấy chủ nghĩa phục thù – chiến tranh Gruzia năm 2008, chiến tranh Donbass và sự sáp nhập Crimea vào năm 2014 – đều là những phản ứng của Nga đối với các sự kiện bên ngoài.
Theo Lobelog, chính Gruzia chứ không phải Nga đă bắt đầu cuộc chiến tranh năm 2008, và các sự kiện ở Ukraine được thúc đẩy bởi việc lật đổ một Tổng thống dân cử (với sự can thiệp rơ ràng của Mỹ theo nh́n nhận của Nga).
Cũng theo Lobelog, Nga không những không phải là nước theo chủ nghĩa phục thù, mà họ c̣n yếu kém so với phương Tây, và họ biết điều đó.
Mức chi tiêu quốc pḥng của Nga chỉ bằng 1/10 mức chi tiêu quốc pḥng của NATO và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga bằng 1/5 GDP của các nước NATO.
Nh́n nhận của người Nga về cuộc đối đầu hiện nay với phương Tây là họ đang giữ thế pḥng thủ trước một đối thủ lớn hơn nhiều. Các cáo buộc rằng Nga có ư định phá hoại và làm xói ṃn phương Tây là sai lầm có chủ ư và vượt ngoài tầm với của Nga trên thực tế.
Tuy nhiên, Nga quyết tâm giành lại nhiều nhất có thể chỗ đứng trên trường quốc tế và “sự tôn trọng” mà họ có được trước khi Liên Xô sụp đổ. Quan điểm của Tổng thống Putin, được tuyên bố rơ ràng trong các bài phát biểu vào năm 2007 và 2014, và nhận được sự đồng t́nh của người dân Nga, là phương Tây cố t́nh lợi dụng sự yếu kém của Nga sau năm 1991 để làm họ bẽ mặt và gạt họ sang một bên.
Sự ủng hộ của phương Tây đối với các cuộc nổi dậy ở Chechnya, chiến tranh Kosovo, sự mở rộng của NATO sang các khu vực biên giới của Nga và hành động của phương Tây dựa trên các lư do về nhân quyền để lật đổ nhiều chế độ khác nhau ở Trung Đông chính là những điều khiến Nga lo ngại.
Lobelog kết luận rằng, cho đến nay, các biện pháp trừng phạt hoàn toàn không có tác động ǵ đến chính sách của Nga liên quan đến Ukraine hay Syria (hay bất kỳ điều ǵ khác).
Trong khi đó, tác động chính trị của các biện pháp trừng phạt thực sự trái ngược với điều mà những người áp dụng chúng hy vọng. Chúng đă củng cố sự ủng hộ dành cho Tổng thống Putin thay v́ làm xói ṃn nó. Vào những thời điểm phải chịu áp lực từ bên ngoài, nước Nga lại đoàn kết thành một khối xung quanh nhà lănh đạo của họ.
VietBF © Sưu tầm