Việc chấm dứt thỏa thuận hạt nhân Iran của TT Trump đang làm 1 quyền lời 1 số nước bị ảnh hưởng ít nhiều. Đây sẽ thực sự là những khó khăn mà nhiều nước cần phải khắc phục nhưng cũng là niềm vui của 1 số nước. Dưới đây là bài phân tích giúp độc giả hiểu rơ hơn vấn đề này. Ngày 8/5/2018, tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran mà Washington dưới thời Barack Obama và năm nước Nga, Pháp, Anh, Đức, Trung Quốc đă kư với Iran hồi năm 2015 tại Vienna. Theo thỏa thuận này, Teheran cam kết không chế tạo bom nguyên tử và kiềm hăm hoạt đông hạt nhân của Iran để đổi lấy việc quốc tế, nhất là Mỹ, băi bỏ một phần trừng phạt kinh tế.
Sự kiện 8/5 đă đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ quốc tế. Quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump đă chôn vùi mọi nỗ lực hợp tác đa phương trong cộng đồng tế. Người được, kẻ mất. Người vui, kẻ buồn.
Nếu quyết định trên được Israel và Ả Rập Xê Út hoan nghênh, th́ nó lại bị các nước châu Âu, Nga và Trung Quốc chỉ trích. Hậu quả của việc Mỹ hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran đối với các nước châu Âu đă được nhắc tới nhiều. C̣n hệ quả đối với châu Á th́ sao?
Phản ứng của Nga và Trung Quốc
Nga chắc chắn là quốc gia chỉ trích mạnh mẽ nhất quyết định của Donald Trump. Trước khi tổng thống Mỹ thông báo, ngay từ hồi tháng 4/2018, Matxcơva đă ủng hộ Teheran khi Iran từ chối thương lượng về một thỏa thuận hạt nhân mới.
Trong lĩnh vực kinh tế, Nga, cũng như Liên hiệp châu Âu, đều không có lợi ǵ khi Washington áp dụng biện pháp trừng phạt các doanh nghiệp làm ăn với Iran. Nhưng khác với các nước châu Âu, Nga dường như quyết tâm duy tŕ quan hệ thương mại với Iran.
Sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran được kư kết năm 2015, Matxcơva và Teheran đă có thể xích lại gần nhau trong chính sách địa chính trị thông qua lĩnh vực kinh tế. Hai nước vốn có chung quan điểm về vấn đề khủng hoảng Syria: Cả hai đều là đồng minh của chế độ Bachar al Assad.
Trao đổi thương mại giữa hai nước, sau khi sụt giảm c̣n 1,24 tỉ USD vào năm 2015; đă tăng vọt lên thành 7 tỉ USD trong năm 2016, với các hợp đồng trị giá tới 40 tỉ USD, chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng và quân sự.
Nga đă dùng “Liên minh kinh tế Á – Âu” để đáp trả quyết định của Mỹ, với việc kư một thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa Iran và Liên minh kinh tế Á - Âu, hướng tới hiệp định tự do mậu dịch dự kiến được kư kết trong ba năm tới. Như vậy, Nga đang cho thấy họ muốn ủng hộ đồng minh mới Iran.
Về phần Trung Quốc, Bắc Kinh phản ứng chừng mực hơn. Chính phủ Trung Quốc thông báo chính thức là “lấy làm tiếc” về quyết định của Donald Trump và khẳng định muốn “duy tŕ quan hệ với tất cả các bên”. Hiện Trung Quốc là đối tác kinh tế hàng đầu của Iran nên việc Bắc Kinh có quyết định ngả theo Mỹ hay không sẽ có hệ quả rất lớn đối với nền kinh tế Iran.
Tạm thời, Bắc Kinh có quyết định khá giống Matxcơva và muốn tiếp tục quan hệ thương mại với Teheran, duy tŕ các hợp đồng đă kư kết với Iran. Các hợp đồng này có giá trị trong ṿng 25 năm và lên tới 600 tỉ USD.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng hưởng “những món hời lớn” khi Mỹ hủy thỏa thuận hạt nhân Iran. Quyết định của Mỹ sẽ buộc các doanh nghiệp châu Âu rút lại các hợp đồng và ngưng đầu tư vào Iran. Điển h́nh là trường hợp của tập đoàn Total của Pháp. Total đă buộc phải thông báo không thể tiếp tục dự án đầu tư vào Iran, v́ các lợi ích của tập đoàn Pháp trong làm ăn với Hoa Kỳ là rất lớn.
Ngay lập tức, tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNPC đă thế chân Total kư nhiều hợp đồng với Iran. Chắc chắn sẽ c̣n nhiều tập đoàn Trung Quốc hưởng lợi như vậy nếu các doanh nghiệp châu Âu ngưng đầu tư vào Iran.
Teheran cũng ư thức được tầm quan trọng của các nhà đầu tư Trung Quốc. Sau ngày 8/5, Bắc Kinh là đối tác đầu tiên ngoại trưởng Iran Zarif t́m đến để thảo luận về tương lai.
Ấn Độ và Hàn Quốc bị ảnh hưởng như thế nào?
Nga và Trung Quốc phản đối Mỹ trong vấn đề hạt nhân Iran là điều dễ hiểu, v́ hai quốc gia này đă tham gia kư kết thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, không chỉ Trung Quốc và Nga, mà một số nước châu Á khác cũng đều được hưởng lợi khi quốc tế bỏ cấm vận Iran vào năm 2015.
Đó là trường hợp của New Delhi. Ấn Độ là khách hàng lớn thứ hai của Iran, sau Trung Quốc. C̣n Hàn Quốc là khách hàng lớn thứ ba và nhà cung cấp quan trọng thứ tư cho Iran.
Năm 2015, New Delhi đă tranh thủ thỏa thuận hạt nhân Iran để xích lại gần Teheran. Ngoài các lư do kinh tế, Ấn Độ cũng không muốn để “đối thủ” Pakistan là nước duy nhất được hưởng lợi từ thỏa thuận này.
Tháng 2/2017, New Delhi và Teheran cũng đă kư 15 hợp đồng và bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác, trong đó có hợp đồng liên quan đến xây dựng một đường ống dẫn dầu mà Nga cũng sẽ tham gia. Trước đó, hồi năm 2016, Ấn Độ và Afghanistan đă cùng kư với Iran thỏa thuận phát triển cảng biển Chabahar ở nước này, nhằm cạnh tranh với các nhà đầu tư Trung Quốc vào cảng biển Gwadar của Pakistan.
Hiện Ấn Độ đang lâm vào thế khó xử. Liên minh với Washington trên sân khấu địa chính trị để tạo đối trọng với Trung Quốc ở châu Á, nhưng New Delhi lại không muốn ngả hẳn sang Mỹ trên vấn đề Iran.
C̣n đối với Hàn Quốc, thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 là một cơ hội để Seoul xích lại gần Teheran cả về kinh tế và ngoại giao. Hồi năm 2016, tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đă sang thăm Teheran. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hàn Quốc công du Iran. Sau đó, trong năm 2017, Iran đă kư một hợp đồng trị giá 720 triệu euro với đại tập đoàn Hyundai.
Nhưng có lẽ sẽ rất khó để Seoul tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Teheran và chấp nhận bị Mỹ trừng phạt, v́ lợi ích của Hàn Quốc gắn liền với Mỹ, cả về kinh tế và địa chính trị. Tạm thời, New Delhi và Seoul đều chưa đưa ra các quyết định liên quan tới đầu tư vào Iran.
Nói tóm lại, tại châu Á, việc Mỹ hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran không chỉ liên quan đến lợi ích kinh tế mà ảnh hưởng mạnh mẽ tới chiến lược địa chính trị trong khu vực. Iran thu hút sự quan tâm của nhiều cường quốc trong khu vực, trước tiên là Nga và Trung Quốc. Hai nước này đều muốn kéo Iran vào “trục chống Mỹ” tại châu Á. Về phần Ấn Độ, nước này cũng có lợi nếu duy tŕ quan hệ với Iran để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại lục địa này.
Và cuối cùng, việc Mỹ rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran cũng có những tác động tới vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Đường lối ḥa giải của tổng thống Iran Hassan Rohani đối với phương Tây đă bị tổng thống Mỹ phá hỏng. Điều này có thể củng cố thêm quan điểm duy tŕ vũ khí nguyên tử của B́nh Nhưỡng.
Diễn biến mới nhất của sự việc, ngày 5/6/2018, Iran thông báo với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA tại Vienna, sẽ gia tăng khả năng sản xuất uranium phóng xạ cao, và do đó sẽ trang bị các máy ly tâm có công suất mạnh hơn. Động thá này dường như muốn gây thêm áp lực với châu Âu.
Cụ thể, Iran sẽ khởi công xây dựng một cơ xưởng chế tạo máy ly tâm tân tiến hơn và chế tạo khí UF6 (hexafluorure d’uranium) cần thiết cho máy ly tâm. Teheran đưa ra thông báo này sau khi Giáo chủ Ali Khamenei, lănh đạo tối cao, ngày hôm trước ra lệnh cho chính quyền Iran gia tăng năng lực làm giàu Uranium.
Theo chỉ thị của lănh đạo số một Iran, tạm thời các biện pháp này phải được thực hiện trong khuôn khổ hiệp định hạt nhân 2015 nhưng nếu các nước châu Âu không cam kết đầy đủ bù đắp thiệt hại kinh tế cho Iran - do Mỹ hủy bỏ hiệp định và tăng cường trừng phạt - th́ Iran cũng hủy hiệp định.
Trong khuôn khổ hiệp định hạt nhân, Iran phải chờ đến năm 2024 mới có quyền chế tạo máy ly tâm tối tân hơn những dàn máy hiện tại để gia tăng khả năng tinh lọc uranium có cường độ phóng xạ cao.
Châu Âu đă lên tiếng trấn an, cho rằng bản thân những biện pháp đó “không vi phạm thỏa thuận”. Cho dù vậy, châu Âu cũng lấy làm tiếc là quyết định của Teheran “không tạo thêm sự tin tưởng vào bản chất chương tŕnh hạt nhân Iran”.
Việc làm giàu uranium là nhằm cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân, nhưng nếu làm giàu ở mức độ cao và với một lượng nhất định th́ có thể chế tạo bom hạt nhân.
Hai ngày sau đó, chuyên gia các nước kư kết thỏa thuận hạt nhân, ngoại trừ Mỹ, đă tổ chức họp kín vào hôm 7/6/2018 tại Teheran. Đây là cuộc họp của Ủy ban Hỗn hợp của thỏa thuận hạt nhân Iran, ở cấp chuyên gia, bao gồm nhóm các nước châu Âu, Anh, Đức Pháp, bộ phận ngoại giao châu Âu, Trung Quốc và Nga.
|
|