Một người Triều Tiên đào tẩu tới dự Thông điệp Liên bang. Cuộc đào tẩu của vị khách đặc biệt này được chia sẻ dưới đây. Ji Seong-ho vượt biên sang TQ rồi Thái Lan mặc dù bị cụt một chân.
Ji Seong-ho giơ cao chiếc nạng gỗ khi Trump nhắc đến ḿnh trong Thông điệp Liên bang. Ảnh: AFP.
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích B́nh Nhưỡng trong Thông điệp Liên bang ngày 30/1, ông đă mời một người đào tẩu khỏi Triều Tiên có tên Ji Seong-ho, 34 tuổi, đến và kể lại câu chuyện của anh này.
Năm 1996, Ji là một thiếu niên 13 tuổi sống trong một ngôi làng khai thác mỏ gần thành phố Hoeryong ở bắc Triều Tiên. Đất nước khi đó đang gặp nạn đói nặng nề khiến hơn hai triệu người thiệt mạng. Phải ăn rễ cây và lơi ngô, gia đ́nh Ji yếu đến mức không thể làm ǵ ngoài nằm trên sàn và đôi khi c̣n bị ảo giác, theo NYTimes.
Ji ăn cắp than từ các đoàn tàu chở hàng để đổi lấy ngô. Dân làng chỉ có thể ăn trộm than trong khoảng 1-5h sáng, khi tàu không được các cảnh sát vũ trang canh gác.
"Có khoảng 100 người ăn trộm giống tôi. Khi tàu ra khỏi nhà ga vào ban đêm, chúng tôi ra khỏi chỗ trốn và ḅ lên những toa tàu giống như thây ma", Ji nói. "Nếu chúng ta bỏ lỡ chuyến tàu, gia đ́nh sẽ không có ǵ ăn trong vài ngày".
Đêm 7/3/1996, khi Ji đang ném bao tải than ra khỏi xe lửa cho em gái đứng bên dưới, cậu ngất đi v́ đói và ngă vào khoảng giữa hai toa tàu, chân trái và tay trái của cậu bị đứt ĺa.
Ji được đưa đến một pḥng khám địa phương và được điều trị mà không gây tê hay truyền máu. "Tôi có thể nghe thấy tiếng máu chảy xuống một cái xô bên dưới khi bác sĩ cưa xương", Ji kể.
Sau khi hồi phục, Ji mang nạng đến các chợ và nhà ga để ăn xin nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ trốn khỏi Triều Tiên cho đến năm 2000, khi cậu vượt biên sang Trung Quốc. Ở đó, Ji được cho ăn ở nhà thờ và thấy rằng "động vật ở Trung Quốc c̣n được ăn ngon hơn người Triều Tiên". Một tháng sau, Ji trở về nhà, mang theo một ít thức ăn cho gia đ́nh. Cảnh sát bắt Ji và đánh đập cậu trong 20 ngày.
"Thằng què này, mày đă đi ăn xin ở Trung Quốc trước các máy quay nước ngoài. Mày là điều sỉ nhục với nhà lănh đạo và đất nước", Ji kể lại lời quát mắng của một cảnh sát. "Đó là lúc tôi nhận ra tôi không có tương lai ở Triều Tiên", Ji nói thêm.
Ji tại Đại học Yonsei của Hàn Quốc năm 2013.
Sau đó, Ji liên lạc với một người bạn cùng quê đă trốn sang Hàn Quốc bằng điện thoại di động bắt được tín hiệu của Trung Quốc ở gần biên giới. Tháng 4/2006, Ji vượt qua sông Đồ Môn vào Trung Quốc. Ji đi trên mặt sông đóng băng nhưng suưt chết đuối khi mất thăng bằng ở một đoạn băng tan. Em trai của Ji, người bỏ trốn cùng, đă kéo Ji lên.
Ở Trung Quốc, hai anh em chia tay nhau. Ji sợ rằng ḿnh sẽ là gánh nặng cho em trong hành tŕnh khó khăn đến Hàn Quốc. "Lúc đó chúng tôi nghĩ rằng ít nhất một người phải đến được Hàn Quốc, để chúng tôi có thể kiếm tiền và đưa bố mẹ rời khỏi Triều Tiên", anh nói.
Ji và ba người đào tẩu khác tự t́m đường để băng qua những khu rừng của Lào rồi đến Thái Lan. "Mỗi bước chạy trốn đều khó khăn và nguy hiểm, chúng tôi phải đi bộ leo núi, liên tục đổi phương tiện và vượt biên", Ji kể. "Bởi v́ hành tŕnh quá căng thẳng, một số người bị ốm trong hoặc sau khi trốn thoát".
Tại sứ quán Hàn Quốc ở Bangkok, các nhà ngoại giao ngạc nhiên khi lần đầu tiên thấy một người đào tẩu Triều Tiên tàn tật. Họ vội vă đưa Ji đến Seoul, nơi chính phủ cho anh một cánh tay và chân giả.
Ji đoàn tụ với em trai ở Hàn Quốc, mẹ và em gái sau này cũng đến Hàn Quốc nhưng bố của Ji bị bắt khi chạy trốn và đă chết trong tù.
Anh học luật tại Seoul và thành lập một tổ chức giúp đỡ người Triều Tiên đào tẩu. Ji đă được mời đến Mỹ vài lần để kể về hành tŕnh đào tẩu của ḿnh. Phần lớn câu chuyện của Ji không thể xác nhận độc lập.
Mặc dù đă có tay và chân giả, Ji không bao giờ vứt bỏ chiếc nạng mà bố đă làm cho anh. Ji đă giơ cao chiếc nạng khi Trump giới thiệu ḿnh trong Thông điệp Liên bang. "Nó là minh chứng cho câu nói bạn có thể đạt được bất cứ điều ǵ nếu không bỏ cuộc", Ji nhấn mạnh.