Ngày 26-1, Mỹ đă mở rộng trừng phạt Nga liên quan tới các vấn đề Ukraine. Danh sách trừng phạt bao gồm một thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga và một số công ty điện, năng lượng.
Bộ Tài chính Mỹ nêu rơ, thứ trưởng bị trừng phạt là ông Cherezov, cũng như người đứng đầu công ty công nghệ Technopromexport và nhiều công ty con của công ty sản xuất dầu Surgutneftegaz. Lần này, Mỹ đă bổ sung tổng cộng 21 cá nhân và 21 tổ chức vào danh sách trừng phạt Nga liên quan cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Các lệnh trừng phạt mới nhằm nhấn mạnh sự phản đối của Mỹ đối với việc Nga sáp nhập Crimea hồi năm 2014. Đây là một trong những vấn đề khiến quan hệ Nga-Mỹ xấu đi bên cạnh những bất đồng liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Syria, hay việc duy tŕ thỏa thuận hạt nhân Iran đạt được năm 2015.
Đáng chú ư, các động thái trên của Mỹ diễn ra ngay trước khi Mỹ dự kiến đưa ra báo cáo về khả năng tăng cường trừng phạt Nga liên quan tới cáo cuộc của Mỹ cho rằng Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Các thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ đă gửi thư cho Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu chính quyền đáp trả các cuộc tấn công mạng làm thay đổi kết quả bầu cử Mỹ với thời hạn chót vào ngày 29-1.
Đáp lại động thái của Mỹ, Bộ Ngoại giao Nga cùng ngày 26-1 đă lên án các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga, coi đây là hành động “phi lư” và khẳng định Moscow có quyền đáp trả. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rơ động thái mới của Mỹ là một phần trong “chiến dịch trừng phạt vô nghĩa” của Washington, đồng thời cảnh báo các biện pháp trừng phạt sẽ không mang lại bất cứ kết quả nào mà chỉ gây thiệt hại tài chính đối với Mỹ. Tuyên bố nhấn mạnh: “Nếu nhà chức trách Mỹ muốn cắt đứt quan hệ kinh tế cũng như các mối quan hệ khác với Nga, đó là quyền của họ và chúng tôi có quyền đáp trả”.
Thứ trưởng Năng lượng Nga Cherezov (đứng giữa). Ảnh: nepes.ru.
Trước đó, hôm 21-1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố “trong nhiều năm qua, Mỹ liên tục áp đặt các biện pháp trừng phạt vô căn cứ chống Nga, song đến nay vẫn không thể thay đổi “chính sách mang tính xây dựng, cởi mở và trung thực của Nga”. Những mưu toan của Mỹ nhằm thay đổi chính sách đối ngoại của Liên bang Nga bằng cách gây áp lực với giới thượng lưu và một số công ty, sẽ không có viễn cảnh tốt đẹp. Ông Lavrov trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Thương gia(Nga) đă nhấn mạnh: “Chính sách đối ngoại của Nga là độc lập, tự chủ, dựa trên những lợi ích quốc gia, không bị thay đổi do áp lực từ bên ngoài”.
Đề cập tới quan hệ Nga-Mỹ, Ngoại trưởng Nga khẳng định Moscow không t́m kiếm sự đối đầu với Washington, trái lại luôn sẵn sàng cải thiện và hướng tới b́nh thường hóa quan hệ song phương. Tuy nhiên, những nỗ lực này khó có thể đạt được kết quả như mong muốn khi tư tưởng chống Nga ở Mỹ đang chiếm ưu thế, thậm chí c̣n mạnh hơn thời Chiến tranh Lạnh. Ông đồng thời tuyên bố Moscow có những “giới hạn đỏ” của ḿnh trong chính trị và phương Tây cần phải tôn trọng.
Các thành viên cấp cao trong nghị viện Nga cũng lên tiếng khẳng định Moscow chắc chắn sẽ đáp trả động thái của Mỹ. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Leonid Slutsky nhấn mạnh việc Mỹ áp đặt các biện phát trừng phạt mới “là thêm một bước làm trầm trọng hơn nữa t́nh h́nh quan hệ Nga-Mỹ".
Mỹ bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga với cáo buộc Moscow liên quan đến cuộc khủng hoảng tại miền Đông Nam Ukraine, vấn đề bán đảo Crimea sáp nhập trở lại Nga hồi năm 2014. Các biện pháp trừng phạt này đă nhiều lần được chính quyền Washington mở rộng và gia hạn.
VietBF © sưu tầm