Sắp tới bộ trưởng quốc pḥng Mỹ sẽ đến Trung Quốc. Nhiều người đang rất muốn biết v́ sao ông đến Trung Quốc. Dự kiến chuyến thăm sẽ diễn ra vào giữa năm nay.
Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông Mattis trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Còn theo phát ngôn viên Dana White, ông Mattis sẽ tới Trung Quốc để tham dự các buổi họp liên quan tới nhiều vấn đề mà hai nước đang quan tâm với những quan chức cấp cao Trung Quốc.
Trong năm đầu tiên giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Mattis đã tới thăm nhiều quốc gia châu Á bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Chuyến thăm sắp tới của ông Mattis tới Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng đối với mối quan hệ liên quân giữ Mỹ – Trung trong năm thứ hai nắm quyền của Tổng thống Donald Trump.
Trước đó vào tháng 12/2017, chính quyền của ông Trump đã lần đầu tiên cho công bố Chiến lược an ninh quốc gia. Nội dung của chiến lược này nhấn mạnh bên cạnh Nga, Trung Quốc được xem là một trong những đối thủ cạnh tranh chiến lược lớn với Mỹ.
Đặt chân tới Bắc Kinh, nhiều khả năng ông Mattis sẽ đề cập tới vai trò của Trung Quốc trong việc kiềm chế chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên bên cạnh những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc của cộng đồng quốc tế.
“Chúng tôi muốn Trung Quốc tận dụng tầm ảnh hưởng với Triều Tiên. Chúng tôi cần tầm ảnh hưởng của Trung Quốc”, bà White chia sẻ với Kyodo.
Ngoài vấn đề Triều Tiên, chuyến thăm của ông Mattis tới Trung Quốc sẽ còn chú trọng tới chương trình nghị sự chiến lược của Mỹ – Trung bao gồm vấn đề tự do hàng hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông, an ninh mạng cũng như an ninh khu vực.
“Nhiều lĩnh vực mà Trung – Mỹ có thể cùng hợp tác nhưng Mỹ sẽ đối đầu với Trung Quốc khi cần thiết”, bà White nhấn mạnh.
Điều đáng nói là trong năm đầu tiên nắm quyền, chính quyền của Tổng thống Trump đã không đưa vấn đề Biển Đông vào nội dung chính trong các cuộc đối thoại, dù Mỹ đã tăng cường hoạt động tuần tra để đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển chiến lược này.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn ngang nhiên tiến hành quân sự hóa phi pháp tại 7 hòn đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) bất chấp phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế ở Hague, Hà Lan phủ nhận tuyên bố chủ quyền phi lý “đường chín đoạn” của Bắc Kinh ở Biển Đông.