Nhiều người bỏ chạy và t́m nơi trú ẩn v́ báo động tên lửa giả ở Hawaii. Giao thông ngưng trệ sau khi nhận được thông báo tên lửa đang chuẩn bị tấn công Hawaii. Khoảnh khắc hoảng loạn v́ báo động giả khó có thể quên được với những người dân ở đây.
Vị trí Hawaii, Triều Tiên.
"Đang ở dưới đệm, trong bồn tắm với vợ, con tôi và bố mẹ vợ. Chúa ơi, hăy cho con biết rằng mối đe doạ này không phải là thực", John Peterson, một golf thủ đang ở khách sạn trong giải đấu, đăng lên Twitter. Hạ nghị sĩ bang Hawaii Matt LoPresti cũng t́m nơi trú ẩn trong pḥng tắm. "Tôi đang ngồi trong bồn tắm cùng các con và cầu nguyện", ông nói với CNN.
Vào khoảng 8h, giờ Hawaii ngày 13/1 (1h ngày 14/1 giờ Hà Nội), người dân Hawaii nhận được tin nhắn: "Mối đe dọa tên lửa đạn đạo đang tới Hawaii. Hăy đi trú ẩn ngay. Đây không phải là một cuộc diễn tập".
Báo động được phát trên cả truyền h́nh và đài phát thanh, khiến giao thông ngưng trệ, nhiều người bỏ xe trên đường cao tốc, những người chủ t́m cách đóng cửa hàng, khách du lịch hoảng loạn, t́m câu trả lời trên điện thoại.
Sự hoảng loạn kéo dài khoảng 20 phút sau khi có những ḍng tweet và thông báo rằng báo động là giả. Nhưng phải 38 phút sau tin nhắn báo động nhầm, một tin nhắn thứ hai mới được gửi đến các điện thoại ở Hawaii: "Không có mối đe doạ hay nguy hiểm nào với bang Hawaii. Nhắc lại. Báo động giả".
Video về một bé gái được giúp đưa xuống ống cống để trú ẩn được chia sẻ rộng răi trên mạng xă hội. Video khác cho thấy sinh viên đại học Hawaii bỏ chạy sau khi nhận được tin nhắn.
Gene Park, người làm việc cho báo Washington Post, đăng tin nhắn ông nhận được từ người bạn ở Hawaii bật khóc sau báo động giả. Người cha này vừa đưa con lớn tới sân bay và dừng lại tại nhà hàng khi được báo động. Lo sợ tên lửa có thể tấn công bất cứ phút giây nào, ông phải đối mặt với nhiều lựa chọn: trú ẩn ở ngay đó, lái xe trở lại sân bay để ở cùng con cả, lái xe tới chỗ vợ, hoặc trở về nhà cùng hai con nhỏ tuổi nhất. Cuối cùng, ông quyết định trở về nhà với các con nhỏ nhất, dù "biết nhiều khả năng không về kịp".
Thống đốc bang Hawaii David Ige đă xin lỗi, cho biết một nhân viên bấm nhầm nút trong lúc đổi ca trực là nguyên nhân dẫn đến báo động giả. Ông hứa đánh giá hệ thống kiểm tra để đảm bảo sai lầm này sẽ không bao giờ tái diễn.
Thượng nghị sĩ bang Hawaii Brian Schatz cho rằng vụ việc là "không thể tha thứ được". "Lại báo động giả một lần nữa. Điều xảy ra hôm nay hoàn toàn không thể tha thứ được. Cả bang hoảng sợ. Cần phải chịu trách nhiệm giải tŕnh nhanh chóng và sửa chữa quy tŕnh".
Hawaii tháng trước đưa hệ thống c̣i báo động từ thời Chiến tranh Lạnh trở lại hoạt động để đề pḥng tên lửa Triều Tiên. Họ cũng tăng cường nỗ lực tuyên truyền, cung cấp kiến thức cho 1,4 triệu cư dân cũng như du khách về cách thức ứng phó với một cuộc tấn công hạt nhân, thông qua các cuộc họp cộng đồng và hệ thống phát thanh truyền h́nh.