Mặc dù Chính phủ Iran đă cảnh báo người biểu t́nh quá khích sẽ phải trả giá đắt nếu họ vi phạm pháp luật. Thế nhưng đă sang ngày thứ 5 nhưng các cuộc biểu t́nh ở Iran chưa có dấu hiệu giảm xuống. Đă có ít nhất 14 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.
Biểu t́nh ở Iran. Ảnh: CNN.
Chính phủ Iran cho rằng, các cuộc biểu t́nh là do sự khiêu khích, kích động từ kẻ thù bên ngoài. Nhiều nước như Anh, Đức, Mỹ lên tiếng kêu gọi các bên ở Iran kiềm chế.
Thêm hai người biểu t́nh thiệt mạng và một số người bị thương tại thị trấn Izeh, ở khu vực Tây Nam Iran, trong làn sóng biểu t́nh kéo dài 5 ngày qua tại nhiều địa phương ở nước này.
Người biểu t́nh cho biết họ giận dữ v́ t́nh trạng tham nhũng và những khó khăn kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 28,8% vào năm ngoái. Đây là làn sóng biểu t́nh chống chính phủ lớn nhất tại Iran kể từ khi xảy ra t́nh trạng bạo loạn năm 2009. Nhiều đối tượng quá khích đă tấn công các ngân hàng và nhiều ṭa nhà chính phủ cũng như đốt xe máy của cảnh sát. Những người biểu t́nh hô vang khẩu hiệu và mang biểu ngữ với nội dung chống Nhà lănh đạo tối cao Ali Khamenei và giới giáo sỹ lên lănh đạo kể từ cuộc cách mạng năm 1979.
Các cuộc biểu t́nh diễn ra bất chấp cảnh sát và lực lượng Vệ binh Cách mạng có biện pháp cứng rắn nhằm giải tán những cuộc biểu t́nh. Hàng trăm đối tượng quá khích đă bị bắt giữ. Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho rằng người dân có quyền thể hiện quan điểm, song mọi hành động không được dẫn tới bạo lực và không được làm tổn hại tới tài sản công cộng.
Tổng thống Hassan Rouhani cam kết chính phủ sẽ tăng cường các nỗ lực giải quyết các vấn đề kinh tế, thất nghiệp, lạm phát cũng như ô nhiễm không khí.
Ông cho biết các cuộc biểu t́nh chống chính phủ đang diễn ra tại Iran là kết quả của những vấn đề trong nước cũng như tác động từ bên ngoài, trong đó có Saudi Arabia do đố kỵ trước các thành tựu ở trong nước và khu vực của Iran.
Ông Rouhani nói: “Các kẻ thù của Iran tức giận trước thắng lợi, thành công và tiến bộ tại Iran và chúng quyết tâm đưa các vấn đề của khu vực vào Iran, nhưng chắc chắn người dân và chính quyền Iran sẽ đáp trả âm mưu của họ. Người Mỹ muốn loại bỏ thỏa thuận hạt nhân, muốn đối đầu với chúng ta, áp đặt lệnh cấm vận. Nhưng họ đă thất bại ở bước đi đầu tiên".
Phản ứng trước t́nh h́nh Iran, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng "đă đến lúc thay đổi" ở Iran, và người dân Iran đang cần tự do. Trên mạng xă hội Twitter, ông khẳng định: "Iran đang thất bại ở mọi cấp độ, bất chấp thỏa thuận tồi tệ mà nước này đă đạt được với chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama", ám chỉ thỏa thuận hạt nhân được kư giữa Iran và sáu cường quốc hồi năm 2015.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bác bỏ cáo buộc của Iran rằng nước này đứng đằng sau các cuộc biểu t́nh. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel th́ bày tỏ lo ngại về các cuộc biểu t́nh gây chết người ở Iran, cho rằng, điều quan trọng hiện nay là tất cả các bên cần kiềm chế hành động bạo lực.
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson hôm 11/1 cũng kêu gọi Iran tham gia vào cuộc tranh luận có ư nghĩa về các vấn đề mà người biểu t́nh nêu ra.
Iran là nước sản xuất dầu lớn và là cường quốc khu vực. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao và nước này can dự sâu vào t́nh h́nh Syria, Iraq trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng với Saudi Arabia. Sự can dự vào nước ngoài khiến nhiều người dân Iran không hài ḷng bởi họ muốn chính phủ tập trung vào tạo công ăn việc làm, thay v́ sa lầy vào các cuộc chiến tranh ủy nhiệm tiêu tốn nhiều tiền bạc
Therealtz © VietBF