Theo dự báo mùa đông năm nay sẽ lạnh hơn mọi năm. Vùng đất Siberial là nới có người sống lạnh kinh khủng. Bạn có biết trong những tháng mùa đông, mặt trời chỉ chiếu sáng 3 tiếng, còn lại là thời gian của mùa đông ngự trị.
Giống ngựa bản địa Yakut là nguồn thực phẩm quan trọng.
Thẳm sâu trong vùng đất Siberia lạnh giá, vẫn có một tộc người sinh sống giữa cái rét âm 60 độ C. Đó là những thổ dân Yakut với giống ngựa đặc biệt giúp họ vượt qua những ngày mùa đông không thể lạnh hơn.
Giống ngựa Yakut giúp những người dân bản địa có sữa và thịt, hai nguồn thực phẩm cung cấp protein rất quan trọng trong mùa đông. Loài ngựa này có bộ da rất dày và lông rậm, giúp chúng chống chọi được cái rét tại Siberia.
Dân Yakut bên con ngựa quý.
Ngựa Yakut dù sống ở nơi ít thức ăn nhưng chúng biết cách tìm cỏ dưới những lớp tuyết dày. Khi được 6 tháng tuổi, giống ngựa này có thể nặng tới 105 kg. Đây là nguồn thực phẩm quan trọng nhất với dân Yakut. Ở tuổi trưởng thành, ngựa Yakut có thể cung cấp 228 kg thịt.
Người dân Yakut thường sống trong những ngôi nhà bằng gỗ, ăn thịt tuần lộc, ngựa, cá và sữa để vượt qua giá rét. Vào mùa đông, mặt trời chỉ chiếu sáng 3 tiếng, còn lại là thời gian của màn đêm.
Bên trong một căn nhà gỗ.
Theo Daily Mail, giống ngựa Yakut được thuần hóa và mang tới vùng đất này hồi thế kỷ 13. Sau hàng trăm năm tiến hóa, loài ngựa này đã thích nghi hoàn toàn với môi trường giá rét. Chúng ăn nhiều và tích mỡ ở mùa thu, sau đó tới mùa đông sẽ dùng số mỡ dự trữ khi cần.
Người Yakut làm quần áo chủ yếu từ lông thú, trong đó phổ biến nhất là từ lông tuần lộc và ngựa. Họ khâu những chiếc áo bằng ruột ngựa phơi khô. Ngày nay, người Yakut đã chuyển sang dùng các loại áo jacket đời mới, tuy nhiên bốt bằng lông tuần lộc vẫn rất phổ biến.
Nhà của người Yakut chỉ có một tầng.
Một loại lông khác cũng được ưa chuộng để làm tất, găng tay, chăn là lông thỏ. Áo lông thỏ cũng là quốc phục của người Yakut, dù hiện tại họ ít mặc nó. Người Yakut thích đeo trang sức, đặc biệt là vàng và bạc.
Trên thế giới hiện còn 50 vạn người Yakut, chủ yếu sống ở Nga. Phần nhỏ còn lại sống tại Trung Quốc, Ukraine và Kazakhstan.