Thế giới năm 2017 có nhiều biến động. Ngày 20/1, tỷ phú Donald Trump nhậm chức. Trong năm 2017, Triều Tiên cũng đă thử nghiệm hạt nhân lớn nhất từ trước đến nay.
1. Tổng thống Mỹ Trump nhậm chức
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Ngày 20/1, tỷ phú Donald Trump nhậm chức trở thành tổng thống 45 của nước Mỹ sau cuộc bầu cử đầy bất ngờ. Trump thể hiện sự khác biệt với những người tiền nhiệm khi quyết liệt thực thi chính sách "Nước Mỹ trên hết", khiến nhiều đồng minh và đối tác trên thế giới thấp thỏm suốt cả năm.
Trong khảo sát của Pew hồi tháng 6 ở 37 quốc gia, chỉ 22% người được hỏi cho rằng ông Trump đă làm đúng trong các vấn đề quốc tế, so với tỷ lệ 64% của người tiền nhiệm Barack Obama.
Ông rút Mỹ khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) chỉ ba ngày sau khi nhậm chức và đe dọa xem xét lại hàng loạt hiệp định song phương. Tiếp đó, ông rút khỏi Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris, làm thế giới thất vọng. Chính sách "xoay trục châu Á" bị Trump băi bỏ, làm các đồng minh châu Á bối rối. Những lời đe dọa liên tục của Trump với Triều Tiên châm ng̣i cuộc ăn miếng trả miếng với Kim Jong-un, gây lo sợ về nguy cơ chiến tranh. Cuối năm, Trump thổi bùng mối thù nhiều năm Israel - Palestine khi bất ngờ tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô nhà nước Do Thái, gây phẫn nộ cho người Hồi giáo.
"Gây bối rối và đối đầu có lẽ là những từ tốt nhất để mô tả chính sách đối ngoại của Trump", Walter Pincus, chuyên gia phân tích chính trị Mỹ, b́nh luận. "Chính điểm này khiến vai tṛ lănh đạo toàn cầu của Mỹ bị suy giảm đáng kể trong thế giới hiện nay".
2. Triều Tiên thử hạt nhân lớn nhất từ trước đến nay
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vui mừng sau khi chỉ đạo một vụ phóng tên lửa
2017 chứng kiến nhiều cái "nhất" trong chương tŕnh hạt nhân và tên lửa Triều Tiên. Ngày 3/9, nước này thử bom hạt nhân tương đương 120 kiloton, mạnh nhất trong lịch sử 6 lần thử. Ngày 29/11, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15, lần đầu tiên được các chuyên gia phương tây thừa nhận có thể tấn công toàn bộ lănh thổ Mỹ. Kim Jong-un long trọng tuyên bố nước này thành cường quốc hạt nhân.
Khẩu chiến giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lănh đạo Kim Jong-un bị đẩy lên cao với những đe dọa quyết liệt và liên tục. Mức độ căng thẳng gia tăng từng ngày và nghiêm trọng nhất kể từ khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953. Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất với Triều Tiên, ngày càng mất đi ảnh hưởng với quốc gia láng giềng và thậm chí c̣n cảnh báo B́nh Nhưỡng là "một quả bom nổ chậm". Mỹ và Hàn Quốc liên tục các cuộc tập trận với quân lực và khí tài đông đảo nhất, bất chấp lời kêu gọi của Nga và Trung Quốc yêu cầu các bên xuống thang.
Liên Hợp Quốc đă áp lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất; thậm chí Trung Quốc cũng thực thi các biện pháp siết chặt giao thương, năng lượng, nhưng trong bầu không khí nóng hiện nay, chưa có dấu hiệu khả thi nào cho giải pháp tháo gỡ khủng hoảng.
3. Đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc công bố tham vọng siêu cường thế giới
7 thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa 19. Ảnh: SCMP.
Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 tháng 10/2017 bầu ra ban lănh đạo mới và vạch ra hướng đi của Trung Quốc trong nhiều năm tới. Nhờ thành tựu và quyền lực tập hợp được trong 5 năm qua, ông Tập Cận B́nh tiếp tục cương vị, được tôn vinh ngang tầm với các cố lănh đạo Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu B́nh.
Giấc mơ Trung Hoa được ông Tập tái khẳng định, quyết tâm đưa Trung Quốc trở nên giàu có vào năm 2020, công khai tham vọng trở thành siêu cường hàng đầu thế giới vào năm 2050, dẫn đầu cả về kinh tế, văn hóa xă hội lẫn quân sự. Báo cáo chính trị mà ông Tập đọc tại đại hội cho thấy Trung Quốc muốn chuyển từ triết lư "náu ḿnh chờ thời" mà nước này áp dụng từ năm 1990 sang "tiến vào trung tâm thế giới".
Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng này bằng cơ chế Vành đai và Con đường, đầu tư hạ tầng và tài chính để giành ảnh hưởng từ khắp Á sang Âu. Bắc Kinh đang gặp thuận lợi khi chính quyền của tổng thống Mỹ Trump giảm vai tṛ toàn cầu để tập trung vào chính sách đối nội.
4. Tổng thống Pháp Macron đắc cử
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nắm tay vợ trong lễ nhậm chức.
Ông Emmanuel Macron hồi đầu tháng 5 giành chiến thắng áp đảo trước ứng viên cực hữu Marine Le Pen, trở thành tổng thống Pháp trẻ nhất trong lịch sử. Tổng thống 39 tuổi nhậm chức khi nước Pháp đứng trước hàng loạt thách thức như sự chia rẽ sâu sắc trong xă hội, tỷ lệ thất nghiệp cao và nguy cơ khủng bố.
Trên phạm vi thế giới, phong trào chống tự do và hội nhập trỗi dậy, làm nhiều nước lo ngại, đặc biệt là sau khi Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố các chính sách thể hiện "Nước Mỹ trên hết", từ bỏ nhiều thỏa thuận đa phương. Chiến thắng của Macron có ư nghĩa to lớn, loại bỏ nguy cơ Pháp rời EU, cho thấy sự lên ngôi của các chính đảng trẻ trung và ngăn chặn xu hướng dân tộc cực hữu ở châu Âu.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Macron đă có một số nỗ lực ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ, ông đưa ra các tuyên bố cứng rắn, chỉ trích lănh đạo một số nước như Mỹ, Nga. Sau đó ông thay đổi chiến thuật, "kết thân" với Tổng thống Mỹ nhằm thuyết phục Washington quay trở lại Hiệp định biến đổi khí hậu Paris. Tuy nhiên đến nay "Tổng thống Pháp vẫn chưa biến những tuyên bố về thúc đẩy tự do và hội nhập quốc tế thành hiện thực", BBC đánh giá.
5. Người bị nghi là Kim Jong-nam bị ám sát
Kim Jong-nam vẫy chào sau cuộc phỏng vấn với truyền thông Hàn Quốc ở Macau năm 2010
Ngày 13/2, người đàn ông bị nghi là Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ với lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, tử vong sau khi bất ngờ bị Siti Aisyah, người Indonesia và Đoàn Thị Hương, người Việt Nam, bôi chất độc thần kinh VX lên mặt ở sân bay Kuala Lumpur, Malaysia.
Kim Jong-nam từng nắm giữ vị trí cao trong chính quyền Triều Tiên trong lĩnh vực công nghệ và t́nh báo, từng được cất nhắc sẽ kế nhiệm cha. Sau khi bị thất sủng, ông sống lưu vong và từng công khai chỉ trích chính quyền Triều Tiên.
Vụ ám sát châm ng̣i căng thẳng ngoại giao chưa từng có giữa Malaysia và Triều Tiên. Kuala Lumpur khẳng định người chết là Kim Jong-nam, nhưng B́nh Nhưỡng tuyên bố đó là nhà ngoại giao Kim Chol và cáo buộc Malaysia "có mục đích chính trị". Hai nước trục xuất đại sứ, cấm công dân nước đối phương xuất cảnh. Cuối tháng 3, sau khi Malaysia trả thi thể cho Triều Tiên, cho phép ba nghi phạm trú ẩn trong sứ quán về nước, B́nh Nhưỡng mới để công dân Malaysia hồi hương.
Siti và Hương cho rằng họ chỉ được thuê để tham gia tṛ chơi khăm trên truyền h́nh. Họ bị buộc tội giết người, đối mặt án tử h́nh, trong khi 4 nghi phạm Triều Tiên đang tự do. Luật sư của hai nghi phạm cho rằng thân chủ của họ chỉ là quân tốt của vụ ám sát mang tính chính trị, cáo buộc Malaysia thả nghi phạm để thỏa hiệp với Triều Tiên.