Chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Tập Cận B́nh đă được 9 năm. Hàng ngàn quan tham Trung Quốc đă bị ngă ngựa. Hàng trăm quan chức Trung Quốc tự tử, tránh bị điều tra.
Từ năm 2009 đến tháng 8/2016, có tới 243 quan chức Trung Quốc chọn cách tự sát khi biết ḿnh nằm trong tầm ngắm của các cơ quan chống tham nhũng. Con số thống kê trên của tờ Beijing News, đưa ra hồi giữa năm, cho thấy tỷ lệ quan chức Trung Quốc tự tử.
Con số thống kê trên của tờ Beijing News, đưa ra hồi giữa năm, cho thấy tỷ lệ quan chức Trung Quốc tự tử tăng cao từ khi Chủ tịch Tập Cận B́nh phát động chiến dịch chống tham nhũng vào năm 2012.
Thượng tướng tự sát
Ngày 28/11, hăng thông tấn Xinhua dẫn nguồn Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) xác nhận thông tin thượng tướng Trương Dương, 60 tuổi, cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân Giải phóng Nhân dân (PLA) tự sát tại nhà riêng, sau khi Bắc Kinh mở cuộc điều tra về mối quan hệ giữa Trương và hai cựu Phó Chủ tịch CMC bị cách chức là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu.
Thượng tướng Trương Dương khi c̣n tại ngũ
Ông Trương từng có thời là ngôi sao đang lên, khi được bổ nhiệm vị trí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị PLA năm 2012. Bốn năm sau, khi Chủ tịch Tập Cận B́nh giải thể cơ quan này trong cuộc tái cơ cấu nhằm tập trung lănh đạo quân đội, đưa PLA lên con đường hiện đại, ông Trương được điều sang giữ chức Chủ nhiệm Bộ Công tác chính trị Quân ủy Trung ương.
Mọi chuyện trở nên tồi tệ với ông Trương vào năm nay, khi không có tên trong trong danh sách 303 đại biểu quân sự tham dự Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10. Các nguồn thạo tin ở Trung Quốc cho biết lúc đó tướng Trương đă nằm trong tầm ngắm của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương (CCDI).
Viên tướng từng một thời được chú ư đă tự kết liễu cuộc đời tại nhà riêng ở Bắc Kinh hôm 23/1. Cái chết của ông chỉ được truyền thông chính thống xác nhận 5 ngày sau.
Liên quan tới vụ tự sát, bản tin của Xinhua cho biết tướng Trương “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng, dính líu tới việc nhận hối lộ, có tài sản khổng lồ với nguồn gốc không rơ ràng”.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc không nêu cụ thể số tài sản bất chính của ông Trương, cũng không đưa tin cụ thể hơn về vụ điều tra.
Tuy nhiên, báo Hong Kong Apple Daily, đưa tin ông Trương thăng tiến nhanh nhờ được Từ Tài Hậu quư mến. Ông Từ từng gửi gắm cô con gái độc nhất Từ Tư Ninh cho tướng Trương.
Thời c̣n làm Chủ nhiệm Chính trị và Chính ủy Quân khu Quảng Châu, tướng Trương bố trí Từ Tư Ninh công tác ở Cục Liên lạc, cơ quan phụ trách các hoạt động đối ngoại.
Việc tướng Trương bị CCDI đưa vào tầm ngắm, một phần có thể liên quan vụ các đơn vị quân đội của Bắc Kinh đóng tại Hong Kong, đă nộp tiền bảo lănh và đưa một phụ nữ dính líu án rửa tiền từ ḥn đảo về Đại lục. Người này là Triệu Nan Đa, bị nghi rửa tiền 10 tỷ đôla Hong Kong, thuộc sở hữu của tướng Từ.
Trước đó, truyền thông phương Tây cho rằng các quan chức cấp cao ở Trung Quốc hiếm khi tự tử, một phần bởi họ hầu như không bị xử tử h́nh. Song mọi thứ thay đổi rất nhiều dưới thời ông Tập.
Các quan tham phải đối mặt án tù lâu năm, thậm chí bị tử h́nh, trong khi gia đ́nh bị tịch thu tài sản bất chính, tước nhiều quyền lợi. Con cháu của quan tham buộc phải chuyển trường, hay rời khỏi vị trí công tác ở những công ty tên tuổi, để tránh bị điều tiếng.
Trong khi đó, theo luật pháp Trung Quốc, vụ án sẽ được khép lại nếu đối tượng điều tra đă chết. Giới quan sát cho rằng quan chức Trung Quốc chọn cách tự tử ngày càng tăng, v́ đây là cách duy nhất để bảo vệ gia đ́nh ḿnh.
Kẻ hai mặt xấu xa
“Tự tử để tránh bị đảng và luật pháp trừng trị, hành động của Trương Dương là điều xấu xa”, bài xă luận của tờ PLA Daily, viết. Báo này cũng gọi tướng Trương là “kẻ hai mặt” và vụ tự tử là “nỗi nhục nhă”.
Báo chí Trung Quốc không giải thích về việc đưa tin chậm 5 ngày đối với cái chết của tướng Trương. Thay vào đó, nhiều bài báo nói ông Trương đang bị thẩm vấn v́ t́nh nghi tham nhũng, liên quan đến “đường dây” của tướng Quách và tướng Từ.
Hai tháng trước khi tự sát, ông Trương không xuất hiện trước công chúng. Việc PLA Daily có bài chỉ trích tướng Trương, được giới quan sát phương Tây coi là chỉ dấu cho thấy ông Tập sẽ c̣n đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, bất kể người vi phạm là ai.
Khi c̣n tại chức, tướng Trương là người chịu trách nhiệm về chiến dịch tuyên truyền trong quân đội Trung Quốc, và có quan điểm ảnh hưởng tới các đối tác phương Tây của Bắc Kinh.
Theo New York Times, ông Trương khá trung thành với Chủ tịch Tập, ít nhất trong các sự kiện công khai. Hồi năm ngoái, tướng Trương từng lớn tiếng chê trách “ảnh hưởng xấu của Từ và Quách” với quân đội.
Steve Tsang, Giám đốc Học viện nghiên cứu Trung Quốc tại London, cho rằng vụ tự sát của tướng Trương sẽ khiến ông Tập cùng Triệu Lạc Tế, tân Chủ tịch CCDI thêm quyết tâm “đả hổ, diệt ruồi”.
“Ông Tập sẽ không giảm nhẹ chiến dịch này. Thậm chí vụ tự sát sẽ được lập luận để cho thấy chiến dịch chống tham nhũng cần được thực hiện nghiêm túc hơn, tránh việc những người như tướng Trương trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật”, Tsang nói.
Lư Minh Giang, chuyên gia nghiên cứu chính trị Trung Quốc tại Đại học Công nghệ NanYang, Singapore, cũng nhận định việc một tướng lĩnh quân đội Trung Quốc tự sát là điều ít gặp. “Rất khó hiểu khi một người có lư trí lại quyết tâm t́m cách kết liễu cuộc đời ḿnh. Có lẽ ông ấy đă hy vọng cứu những người khác, thân nhân trong gia đ́nh hoặc họ hàng”, ông Lư nói.