Đó là cơ quan t́nh báo Mossad của Israel. Cơ quan này nổi tiếng với hàng loạt chiến dịch bắt cóc và ám sát. Trong gần 70 năm qua tổ chức Mossad làm thế giới Arab kinh hoàng.
Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố của Mossad. Ảnh: Daily Sabah
Ngoài quân đội mạnh, trang bị nhiều khí tài quân sự hiện đại, Israel c̣n sở hữu lực lượng t́nh báo Mossad nổi tiếng với những chiến dịch bí mật, giúp họ duy tŕ ưu thế trước các nước Arab ḱnh địch cũng như chặn đứng nhiều âm mưu đe dọa tới an ninh quốc gia của Israel, theo Global Security.
Mossad là cơ quan t́nh báo quốc gia của Israel, mang tên đầy đủ là HaMossad leModiʿin uleTafkidim Meyuḥadim (Viện T́nh báo và Các chiến dịch đặc biệt). Đây là một trong những tổ chức t́nh báo chủ lực của Tel Aviv, bên cạnh lực lượng T́nh báo Quân đội (Aman) và T́nh báo Nội vụ (Shin Bet).
Cơ quan này được thành lập ngày 13/12/1949 với tên gọi Viện Điều phối Trung ương theo đề xuất của cựu thủ tướng Israel David Ben-Gurion. Ông Ben-Gurion muốn thành lập tổ chức này nhằm điều phối hoạt động và tăng cường hợp tác giữa Aman với Shin Bet. Tới tháng 3/1951, Mossad được tái tổ chức, trở thành cơ quan t́nh báo độc lập, trong đó giám đốc Mossad nhận chỉ thị và báo cáo trực tiếp với thủ tướng Israel.
Nhiệm vụ chính của Mossad là thu thập tin t́nh báo, thực hiện các chiến dịch bí mật và tác chiến chống khủng bố. Khác với các cơ quan chính phủ và quân đội, tổ chức và quyền lực của Mossad không bị giới hạn bởi hiến pháp Israel. Các hoạt động của cơ quan này cũng được giữ bí mật hoàn toàn, trừ khi gặp thất bại hoặc Tel Aviv muốn gửi thông điệp răn đe tới các đối thủ.
Trụ sở chính của Mossad đặt tại Tel Aviv. Trong giai đoạn cao điểm cuối thập niên 1980, tổ chức này có khoảng 1.500-2.000 nhân viên và đặc vụ. Con số này giảm dần xuống mức 1.200 người trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.
Danh tính giám đốc Mossad thường được xếp vào diện bí mật quốc gia của Israel và không được công bố rộng răi. Tuy nhiên, truyền thống này chấm dứt vào tháng 3/1996 khi chính phủ Israel tuyên bố việc bổ nhiệm tướng Danny Yatom vào chức vụ này. Giám đốc Mossad hiện nay là Yossi Cohen, sĩ quan t́nh báo có 30 năm kinh nghiệm trong lực lượng.
Mossad được chia thành 8 cục, trong đó một số tổ chức nội bộ vẫn được giữ kín hoàn toàn. Đơn vị lớn nhất là Cục Thu thập Tin tức (Tsomet), có trách nhiệm thực hiện các chiến dịch phá hoại ở nước ngoài, với mạng lưới điệp viên dày đặc mang vỏ bọc ngoại giao và dân thường. Tsomet được chia thành nhiều ban phụ trách từng khu vực địa lư khác nhau. Kể từ năm 2000, Mossad liên tục tiến hành chiến dịch quảng cáo tuyển chuyên viên thu thập tin t́nh báo cho đơn vị này.
Điệp viên Mossad (giữa) bị lực lượng an ninh Ba Lan bắt giữ. Ảnh: Haaretz
Trong 68 năm hoạt động, Mossad từng tiến hành nhiều chiến dịch bắt cóc và ám sát. Vào năm 1960, Mossad trở nên nổi tiếng khi bắt cóc thành công Adolph Eichmann, tội phạm chiến tranh phát xít Đức khi hắn đang lẩn trốn tại Argentina.
Tới năm 1986, lực lượng này bắt được Mordechai Vanunu, kỹ sư nguyên tử từng hé lộ thông tin về chương tŕnh vũ khí hạt nhân của Israel với một tờ báo của Anh.
Trong thập niên 1970, chương tŕnh ám sát của Mossad đă gieo rắc kinh hoàng trong thế giới Arab. Sau khi ám sát hàng loạt người Arab có liên quan tới tổ chức khủng bố Tháng 9 đen (Black September), Mossad giáng một đ̣n mạnh vào Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) vào tháng 4/1988 trong vụ ám sát lănh đạo cấp cao PLO Abu Jihad.
Trong chiến dịch này, một nhóm sát thủ của Mossad đă đột nhập vào khu nhà được canh gác cẩn mật ở Tunis, thủ đô của Tunisia để ám sát Abu Jihad, phó tướng của nhà lănh đạo Yasser Arafat, cũng là người đứng sau các chiến dịch tấn công Israel của PLO.
Chưa đầy hai năm sau, Mossad lại ám sát Gerald Bull, nhà khoa học Canada chịu trách nhiệm phát triển dự án "Siêu pháo" của Iraq. Cái chết của Bull đánh dấu chấm hết cho tham vọng sở hữu pháo hạng nặng có tầm bắn lớn nhất thế giới của cựu tổng thống Saddam Hussein. Trong giai đoạn 1992-2016, Mossad được cho là đă thực hiện ít nhất 7 vụ ám sát quan chức Hamas và Hezbollah, những tổ chức vũ trang vốn bị Israel coi là kẻ thù.
Tuy nhiên, lực lượng này cũng hứng chịu một số thất bại, nổi bật nhất là vụ ám sát nhầm Ahmed Bouchikhi, một bồi bàn người Morocco ở Na Uy vào ngày 21/7/1973. Đặc vụ Mossad đă nhầm Bouchikhi với Ali Hassan Salameh, tham mưu trưởng của tổ chức Tháng 9 đen.
Vụ ám sát nhầm khiến toàn bộ nhóm điệp viên bị bắt giữ và kết tội, để lộ toàn bộ mạng lưới gián điệp và cơ sở hạ tầng của Mossad tại châu Âu, cũng như làm danh tiếng của cơ quan này bị tổn hại nghiêm trọng.