Jerusalem là mảnh đất linh thiêng của ba tôn giáo lớn trên thế giới nằm trên lưu vực Địa Trung Hải và Biển Chết. Nơi này đang là tâm điểm sau tuyến bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nơi đây cũng từng là điểm nóng ở “chảo lửa” Trung Đông với biết bao cuộc xung đột đẫm máu trong hàng ngh́n năm lịch sử.
Nhà thờ Al-Aqsa (c̣n gọi là Núi Đền) trong khu vực Thành Cổ của Jerusalem.
Những ngày qua, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và tuyên bố sẽ chuyển Đại sứ quán tại Tel Aviv tới Jerusalem, đă trở thành “mồi lửa” nhen nhóm các cuộc biểu t́nh của người Palestine với các vụ đụng độ khiến ít nhất hai người thiệt mạng cùng hàng trăm người khác bị thương. Nỗi lo sợ về t́nh trạng đổ máu mới trong khu vực gia tăng khi người biểu t́nh Palestine kêu gọi tiến hành “intifada” (phong trào nổi dậy chống lại Israel mà người Palestine phát động lần đầu tiên cách đây 30 năm).
Năm 1995, Quốc hội Mỹ đă thông qua một đạo luật cho phép nước này chuyển Đại sứ quán tới Jerusalem. Tuy nhiên, trong 22 năm qua, các đời Tổng thống Mỹ Bill Clinton, George W. Bush hay Barack Obama đều không thực hiện điều này v́ một trong các lư do lợi ích an ninh quốc gia. Cứ mỗi sáu tháng, các Tổng thống Mỹ phải kư lệnh tŕ hoăn và giải tŕnh tại sao không đưa Đại sứ quán nước này tới Jerusalem.
Vùng đất thiêng
Được thành lập từ thiên niên kỷ thứ tư trước Công nguyên, Jerusalem không chỉ được biết đến là một trong những thành phố cổ nhất thế giới, mà c̣n là nơi chung sống của người Hồi giáo, Cơ đốc giáo và Do Thái giáo - những tín ngưỡng cùng nguồn gốc về Thánh Abraham.
Hơn 3.000 năm trước, vua David chọn Jerusalem làm kinh đô của Vương quốc Israel. Sau đó, con trai của ông là vua Solomon, trị v́ từ năm 970 - 931 trước Công nguyên, bắt đầu xây dựng đền thờ đầu tiên tại đây. V́ thế, người Do Thái xem đây là vùng đất thánh của họ. Bức tường phía Tây hay c̣n gọi là Bức tường Than khóc trong Thành Cổ Jerusalem là một trong những địa điểm thiêng liêng nhất của người Do Thái. Hàng năm, người Do Thái từ khắp năm châu bốn bể lại đổ về đây để cầu nguyện. Họ tin rằng nếu viết lời cầu nguyện trên mảnh giấy và đặt mảnh giấy trong khe nào đó của bức tường th́ lời cầu nguyện sẽ trở thành hiện thực.
Đối với người Cơ đốc giáo, Jerusalem cũng có ư nghĩa vô cùng quan trọng trong đức tin của họ. Đây là nơi Chúa Jesus thuyết giảng, cũng là nơi Chúa Jesus bị bắt, bị đóng đinh, qua đời và phục sinh… Chính v́ vậy, Jerusalem là nơi đau khổ, nhưng cũng là mảnh đất hy vọng và cứu rỗi của các tín đồ Cơ đốc. Với họ, điều quan trọng nhất trong cuộc đời chính là tới được Jerusalem và trở thành người hành hương đi bộ qua Via Dolorosa (Con đường Đau khổ), theo những bước chân mà Chúa Jesus từng đi qua khi vác thập tự giá.
Người Hồi giáo lại cho rằng, Jerusalem là một trong những nơi mà nhà tiên tri Muhammad ghé qua trong hành tŕnh gặp Thánh Allah. Bởi vậy, họ coi đây là thánh địa quan trọng thứ ba của ḿnh, sau Mecca và Medina ở Saudi Arabia. Một trong những đền thờ đầu tiên của người Hồi giáo - nhà thờ al-Aqsa (người Do Thái gọi là nhà thờ Núi Đền), cũng nằm ở Jerusalem.
Có thể thấy, Jerusalem là thánh địa với cả ba đức tin và là một biểu tượng hết sức mạnh mẽ. Do đó, theo nhà phân tích thuộc Viện Brookings Khaled Elgindy, bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ thổi bùng ngọn lửa và kích động cực đoan. Tháng 9/2000, phong trào phản kháng Intifada lần thứ hai của người Palestine bùng phát sau khi chính trị gia nổi tiếng của Israel Ariel Sharon tới thăm Núi Đền. Intifada lần này kéo dài 5 năm, đă cướp đi sinh mạng của 3.000 người Palestine và khoảng 1.000 người Israel.
Jerusalem: Đức tin, xung đột và đổ máu
Tổng thư kư LHQ Antonio Guterres: "Quyết định của Tổng thống Trump sẽ có nguy cơ làm tổn hại nỗ lực ḥa b́nh".
Tổng thống Nga Vladimir Putin: "Điều đó sẽ gây bất ổn, không thể giải quyết t́nh h́nh, thậm chí có thể tạo ra xung đột".
Tổng Thư kư PLO Saeb Erekat: "Ông Trump đă làm tiêu tan mọi hy vọng cho việc xúc tiến một giải pháp hai nhà nước".
Omran Dakkak, người Hồi giáo: “Tôi cảm thấy lo lắng cho con cháu của chúng tôi... bởi v́ ông ấy (Tổng thống Trump) không nghĩ tới 1,5 tỷ người Hồi giáo trên thế giới”.
Jonathan Abu Ali, người Palestine theo đạo Cơ đốc: “Tôi nghĩ rằng quyết định của ông Trump sẽ dẫn đến nhiều vụ đụng độ hơn trên khắp đất nước”.
Amus Duitch, người Do Thái: “Tôi tin tưởng Donald Trump v́ ông ấy đă làm một điều ǵ đó cho Israel. Không chỉ cho Israel mà c̣n cho ḥa b́nh trên toàn thế giới”.
Mâu thuẫn dai dẳng
Trong tiếng Semitic cổ, Jeru có nghĩa là “thành phố” và Shalem là “ḥa b́nh”. Thế nhưng ngàn đời nay, từ thời Kinh thánh, Đế chế La Mă hay các cuộc Thập tự chinh (cuộc viễn chinh của đoàn quân Công giáo châu Âu tràn vào Trung Đông từ thế kỷ XI đến XIII), Jerusalem đă là vùng đất của những mâu thuẫn, xung đột. Theo tác giả Eric H. Cline trong cuốn Jerusalem Besieged, “thành phố ḥa b́nh” đă bị tàn phá ít nhất hai lần, bị bao vây 23 lần, bị tấn công 52 lần, bị chiếm đóng và tái chiếm 44 lần. Trong thế kỷ XX, quy chế chính thức của Jerusalem là vấn đề hết sức nhạy cảm và là tâm điểm của cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Israel và Palestine.
Sau Thế chiến thứ Hai, tháng 11/1947, Liên hợp quốc (LHQ) phê duyệt kế hoạch coi Jerusalem là “một thể tách biệt” (corpus separatum) nằm dưới quyền quản lư của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này. Tuy nhiên, sau cuộc chiến đầu tiên giữa Israel với khối các nước Arab (1948-1949), Israel đă chiếm giữ phần phía Tây của Jerusalem và nhanh chóng quyết định đây là thủ đô của đất nước mới thành lập. Ở phần phía Đông có Thành Cổ và những địa điểm linh thiêng của ba tôn giáo (Bức tường Than khóc, nhà thờ Holy Sepulchre - nhà thờ Mộ Chúa và nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa), tạm rơi vào tay của Vương quốc Jordan. Sau Cuộc chiến Sáu ngày (5-10/6/1967) giữa Israel và các nước láng giềng Arab gồm Ai Cập, Jordan và Syria, chính quyền Tel Aviv đă nắm quyền quản lư “vùng đất thiêng” bao gồm Thành Cổ và vùng ngoại ô phía Đông. Tháng 7/1980, Quốc hội Israel (Knesset) thông qua Luật cơ bản coi Jerusalem là “thủ đô vĩnh viễn và không thể chia cắt" của nước này. Các ṭa nhà của chính quyền Israel được nhanh chóng xây dựng ở phần phía Đông Jerusalem cùng các khu định cư khổng lồ. Trong khi đó, người Palestine muốn Đông Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine trong tương lai. Năm 1996, sau cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên, Chủ tịch Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) khi đó là ông Yasser Arafat đă tuyên bố lấy Jerusalem làm thủ đô của nước Palestine đang h́nh thành.
Thực tế, Israel đang kiểm soát thành phố và đặt trụ sở chính phủ ở đây, nhưng việc sáp nhập Đông Jerusalem chưa được cộng đồng quốc tế công nhận. Đến nay, đại sứ quán của các nước tại Israel đều chỉ đặt trụ sở ở thành phố Tel Aviv, cách Jerusalem khoảng 70 km. Nghị quyết 181 của Đại Hội đồng LHQ (tháng 11/1947) chọn giải pháp hai nhà nước với Jerusalem là thủ đô chung. Song, tuyên bố mới đây của Tổng thống Trump đă đi ngược lại Nghị quyết này.
Người Palestine ở Jerusalem
Theo Cục Thống kê Israel, tính đến năm 2015, Jerusalem có khoảng 850.000 người, trong đó 63% là người Do Thái và 37% là người Palestine. Người Do Thái sinh sống chủ yếu tại Tây Jerusalem. Ở Đông Jerusalem, người Palestine có số lượng đông đảo hơn với 370.000 người so với 280.000 người Israel. Từ năm 1967, Israel đă đẩy mạnh việc chuyển hơn 200.000 người dân nước này sang các khu định cư dành riêng cho người Do Thái. Đến nay, Israel đă sử dụng gần 1/3 đất ở Đông Jerusalem cho các khu định cư bị coi là bất hợp pháp theo luật quốc tế.
Trong khi đó, chính quyền Israel hạn chế việc cấp giấy phép xây dựng cho người Palestine có số dân đă tăng gấp năm lần kể từ năm 1967. Hiệp hội Quyền dân sự ở Israel (ACRI) cho biết người Palestine chỉ được phép sử dụng 14% diện tích đất ở Đông Jerusalem. Những người xây dựng nhà mà không có giấy phép, theo ước tính của LHQ là khoảng 90.000 người, sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị phá hủy nhà cửa. Từ năm 2012, chính quyền Israel đă phá hủy khoảng 600 nhà của người Palestine do thiếu giấy phép.
Người Palestine ở Đông Jerusalem không có quốc tịch. Nhà chức trách Israel cấp giấy phép cư trú, cho họ quyền làm việc và sinh sống ở đó, nhưng không được bầu cử. Người định cư lâu dài có thể xin nhập quốc tịch Israel, nhưng từ năm 2003 chỉ có 15.000 người nộp đơn và Israel đă chấp nhận gần 6.000 trường hợp.
Cảm giác về sự chia rẽ và phân biệt tăng lên khi vào đầu những năm 2000, Israel bắt đầu xây dựng công tŕnh mà nước này gọi là bức tường, Palestine gọi là rào chắn, c̣n truyền thông phương Tây đặt cho nó cái tên “Hàng rào chia rẽ”, ngăn cách Đông Jerusalem và Bờ Tây. Israel tuyên bố đây là “hàng rào an ninh” bảo vệ công dân của họ trước các vụ tấn công của Palestine. Nhưng người Palestine cho rằng nó đe dọa quyền con người và mục đích thực sự là mở rộng lănh thổ của Israel.
Theo hăng tin DW của Đức, dù người Palestine ở Jerusalem phải nộp thuế, nhưng họ không nhận được các dịch vụ về giáo dục, y tế hay giải trí đầy đủ như những người Do Thái sinh sống tại đây. Viện Bảo hiểm Quốc gia (NII) th́ cho biết, gần ba phần tư cư dân Đông Jerusalem sống dưới chuẩn nghèo, so với tỷ lệ nghèo đói ở Israel là 21%. Tổ chức Theo dơi nhân quyền (HRW) cáo buộc Israel thực hiện chính sách hai tầng ở Jerusalem với “một bộ quy tắc dành cho người Do Thái và một cho người Palestine”.
Therealtz © VietBF