Giới chức Arab Saudi tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng lớn chưa từng có. Hiện nay có tới 159 lănh đạo doanh nghiệp, trong đó bao gồm nhiều thành viên hoàng gia nước này, đang bị giam giữ tại một khách sạn 5 sao tại thủ đô Riyadh trong đợt thanh trừng tham nhũng. Nhưng nhiều người trong đó đă phải chấp nhận bị tịch thu tài sản để đổi lấy tự do của bản thân.
Khách sạn 5 sao Ritz tại thủ đô Riyadh, nơi các lănh đạo doanh nghiệp tham nhũng bị giam giữ. (Nguồn: AFP).
Con số trên, gần gấp đôi so với con số ước tính ban đầu, được công bố gần 1 tháng sau khi Hoàng Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman bắt đầu một cuộc thanh trừng tham nhũng nhằm sâu rộng với mục đích xóa bỏ nạn tham nhũng đă hoành hành ở Vương quốc Arab này suốt nhiều thập kỷ qua và biến đất nước thành một nơi thân thiện hơn với các nhà đầu tư quốc tế.
Trong hôm 6/12, Tổng chưởng lư Arab Saudi, Saud al-Mujib, nói rằng có 320 người đă có trát hầu ṭa và các tài khoản ngân hàng của 376 cá nhân đă bị đóng băng. Những người đă kư kết các điều khoản với giới công tố viên - trong đó chấp nhận giao nộp số tài sản được cho là có được từ các hoạt động tham nhũng - sẽ được trả tự do.
Một trong những người đă được trả tự do sau khi giao nộp tài sản là ông Miteb bin Abdullah al-Saud, người họ hàng của Hoàng tử Mohammed và là cựu giám đốc lực lượng Vệ binh Quốc gia Arab Saudi. Hồi tuần trước, ông này đă được phép ra khỏi nơi giam giữ là khách sạn 5 sao Ritz tại thủ đô Riyadh.
Được biết khách sạn Ritz ở Riyadh được xem là nhà tù sang trọng bậc nhất thế giới, nơi chuyên gia giữ các tù nhân cấp cao. Khách sạn này cũng từng nhiều lần làm dấy lên những lời đồn đoán về sự bí ẩn của nó, về những người đang bị giam giữ ở bên trong.
Giới chức Arab Saudi được tin là đang có kế hoạch thu hồi khoản tiền lên tới 100 tỷ USD vốn bị những quan chức tham nhũng rút khỏi ngân sách quốc gia trong suốt nhiều thập kỷ qua. Số tiền sau khi được thu hồi dự kiến sẽ chuyển tới các tài khoản công để hỗ trợ t́nh trạng kinh tế yếu do giá dầu mỏ thấp và trang trải chi phí cho cuộc chiến ở Yemen mà Arab Saudi đang dẫn đầu.
Tham nhũng vốn là một vấn nạn lan tràn của vương quốc Arab Saudi suốt nhiều thập kỷ và có rất nhiều dạng khác nhau. Trong một số trường hợp, nhà nước đă đổ tiền cho các dự án công tuy nhiên số tiền này lại không được chuyển tới các công tŕnh mà rơi vào tay các quan chức quyền lực.
Trong một số trường hợp khác, các lănh đạo doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả các thành viên hoàng tộc, đă cắt giảm nhiều khoản mục trong hợp đồng đầu tư cả trong khu vực nhà nước và tư nhân, hoặc kê khống số tiền cần rót cho một dự án để đút túi phần tiền dư thừa.
Sau khi được chính thức công bố là người sẽ kế nhiệm ngai vàng của Arab Saudi trong tương lai, Hoàng Thái tử Salman, 32 tuổi, đă lập tức giải quyết nạn tham nhũng đă tồn tại qua nhiều thế hệ ở nước này, đánh sập một mạng lưới các quan chức ḅn rút tiền của người dân.
Hoàng Thái tử Salman khẳng định rằng cuộc thanh trừng mà ông phát động c̣n nhằm mục đích thuyết phục giới lănh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu rằng họ sẽ không cần phải chi tiền lót tay cho các thành viên hoàng tộc khi đầu tư vào Arab Saudi và cũng không cần phải lo lắng về tính thanh khoản.
"Ông ấy muốn các nhà đầu tư nước ngoài hiểu rằng mọi chuyện giờ đă khác, chúng tôi đă có một nền tài chính vận hành trong sạch hơn" - Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Arab Saudi, nói - "Và rằng họ có thể tin tưởng vào tiến tŕnh này".
Tuy nhiên, vị Hoàng Thái tử cũng đang bị một số người cáo buộc rằng đă lợi dụng cuộc thanh trừng này để củng cố quyền lực của ḿnh, trong bối cảnh ông đang trên con đường trở thành vị hoàng tử quyền lực nhất từ trước tới nay ở Arab Saudi - vừa có được sự ủng hộ của Quốc vương, vừa có sự ủng hộ từ xă hội.
Trước đây, Hoàng tử Miteb, người vừa được trả tự do sau khi giao nộp số tài sản có được từ hoạt động tham nhũng, từng được coi là một trong số ít thành viên hoàng tộc tham gia vào cuộc đua giành ngai vàng.
Trong khi cuộc thanh trừng tham nhũng phần lớn được xă hội Arab Saudi ủng hộ, Hoàng thái tử Salman cũng bị một số người chỉ trích v́ đă áp đặt một số tiêu chuẩn nhất định đối với các thành viên hoàng tộc khác mà ông cho là không phải thân nhân gần gũi.
"Mô h́nh của Dubai chính là một h́nh mẫu" - vị quan chức giấu tên của Arab Saudi cho hay - "Chế độ quân chủ tuyệt đối không hề biến mất dù người dân không mong muốn như vậy. Mọi thứ ở Arab Saudi sẽ trở nên rất khác biệt. Nhưng hàng ngũ những người cầm quyền th́ sẽ không thay đổi nhiều lắm".