Vụ việc vừa khiến giới khoa học bất ngờ. Một người phụ nữ đă được cho biết có bào thai hóa đá trong bụng. Em bé hóa đá đă ở trong bụng mẹ 15 năm.
Người mẹ nói trên (xin được giữ kín danh tính) là một phụ nữ 52 tuổi sống tại một ngôi làng nhỏ gần Nagpur, ở bang Maharashtra, miền tây Ấn Độ.
Bà từng phải bỏ thai một lần cách đây 15 năm v́ gia đ́nh không thể cáng đáng thêm một đứa trẻ. Lúc đó, cả bác sĩ sản khoa và bác sĩ phụ khoa đều xác nhận đứa trẻ đă được loại bỏ thành công.
Thế nhưng, trong suốt nhiều năm qua, những cơn đau bụng dữ dội thường xuyên hành hạ người phụ nữ này, tới 3 năm gần đây, bà nôn ói liên tục. Những lần đi khám, bác sĩ đều chỉ cho thuốc giảm đau.
Cuối cùng, người phụ nữ tội nghiệp đă đến t́m tiến sĩ Nilesh Junankar, một chuyên gia sản khoa uy tín tại Ấn Độ. Và ông đă phát hiện t́nh trạng hiếm thấy khiến nhiều người không khỏi sửng sốt.
"Do t́nh trạng bất thường của bệnh nhân nên chúng tôi đă tiến hành nội soi và phát hiện ra một bất ngờ khủng khiếp. Một đứa trẻ 4 tháng tuổi trong bụng người mẹ này. Chúng tôi bị sốc. Điều này cực kỳ hiếm thấy" - tiến sĩ Junankar cho biết.
"Kinh nguyệt của bệnh nhân đă ngừng cách đây 5 năm và bà không ở trong độ tuổi sinh sản nên càng khó phát hiện hơn" - bác sĩ cho biết.
Các bác sĩ đă tiến hành phẫu thuật đưa đứa trẻ chết lưu đă
"hóa đá" trong bụng người mẹ ra trong một cuộc phẫu thuật kéo dài 2 giờ hôm 23-11.
Khi thai được lấy ra, chính các bác sĩ cũng bị sốc v́ kích thước của nó. Bào thai "hóa đá" đă gây tắc nghẽn đường ruột và chèn vào ống thực phẩm của người mẹ. Tuy nhiên, tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng vẫn hoàn toàn b́nh thường.
Mang thai "hóa đá" có tên khoa học là "Lithopedion", là một trong những hiện tượng cực cực kỳ hiếm gặp. Trên thế giới, tỉ lệ thai lưu hiện nay là khoảng 1/11.000 ca và chỉ có 1,5-1,8% trong số đó phát triển thành "Lithopedion".