Trước sự đe dọa của Trung Quốc, Ấn Độ hiện cũng là một trong những quốc gia mạnh về sản xuất vũ khí. Ngày hôm qua 22/11 Ấn Độ đă phóng thành công một tên lửa siêu thanh BrahMos từ một máy bay Sukhoi Su-30. Thông tin này được Bộ Quốc pḥng Ấn Độ xác nhận diễn ra thành công.
“Cuộc phóng thử tên lửa của tên lửa hành tŕnh BrahMos từ phi cơ Su-30MKI sẽ nâng cao đáng kể khả năng tấn công tầm xa của Không quân Ấn Độ”, Bộ Quốc pḥng Ấn Độ cho biết. Được biết một phi cơ Su-30 đă cất cánh từ Căn cứ Không quân Kalaikunda thuộc bang Tây Bengal (Ấn Độ) và bắn trúng mục tiêu đă định ngoài vịnh Bengal vào lúc 22/11.
Máy bay tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ, do Nga sản xuất.
Bộ trưởng Quốc pḥng Nirmala Sitharaman đă có tuyên bố chúc mừng quân đội và hăng sản xuất BrahMos Aerospace rằng họ đă có “một thành tựu lớn”. Quá tŕnh phóng thử tên lửa từ máy bay thường chứa đựng nhiều rủi ro, và hàng chục loại máy bay đă bị phá hủy trong các cuộc thử nghiệm như vậy.
Cuộc thử nghiệm này dường như cho thấy rằng tên lửa BrahMos giờ đây đă sẵn sàng đưa vào sử dụng trong quân đội. Ấn Độ có dự định trang bị BrahMos cho hai phi đội Su-30 (tức 18 máy bay).
Tên lửa BrahMos là một dự án do Ấn Độ và Nga cùng hợp tác thực hiện, được đặt theo tên hai ḍng sông Brahmaputra và Moskva của hai nước. Tên lửa này hiện là tên lửa siêu thanh có nhanh nhất thế giới hiện nay khi có thể đạt tốc độ Mach 3.0, gấp 3 lần tốc độ âm thanh. Tầm bắn của nó vào khoảng 290km và nặng 2,5 tấn, là loại vũ khí nặng nhất mà Su-30 từng được trang bị.
Theo Giám đốc Điều hành BrahMos Aerospace Sudhir Mishra, tên lửa như BrahMos “có thể thay đổi cuộc diện t́nh h́nh chiến trường theo hướng có lợi cho bất kỳ lực lượng không quân nào trên thế giới”. Ấn Độ đă sử dụng tên lửa BrahMos phiên bản dưới đất và trên biển, và việc thử nghiệm tên lửa BrahMos phóng từ máy bay diễn ra thành công cho thấy rằng quá tŕnh phát triển tên lửa đă hoàn tất.
Trước đó, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết trong tương lai, tên lửa Su-30MKI sẽ không mang chỉ 1 quả tên lửa BrahMos mà sẽ là 3 tên lửa BrahMos có kích cỡ nhỏ hơn và có cùng khả năng. Ấn Độ cũng đang nghiên cứu nâng cấp tên lửa BrahMos, giúp nó có tầm bắn lên đến 450km.