Hôm 20/11, Triều Tiên tức tối cảnh báo sẽ xóa sổ Nhật Bản. Truyền thông Nhật Bản đe dọa rằng sẽ cho Nhật Bản “biến mất ngay lập tức” nếu Tokyo tiếp tục “kích động chiến tranh”.
Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo (Ảnh: Reuters)
Trong bài b́nh luận được hăng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) đăng tải ngày 20/11 có đoạn viết: “Chính Nhật Bản cũng sẽ không thể an toàn nếu một cuộc chiến tranh xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Tất cả mọi thứ của Nhật Bản có liên quan tới cuộc chiến này sẽ biến mất ngay lập tức cùng với các căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản”.
“Việc Nhật Bản lao điên cuồng trên cỗ xe quân phiệt sẽ chỉ khiến nước này rơi cạm bẫy hủy diệt”, KCNA nhấn mạnh.
Đề cập tới các cuộc tập trận chung và các thỏa thuận vũ khí giữa Nhật Bản và Mỹ, KCNA cảnh báo các nhà lănh đạo Nhật Bản đă “vượt qua giới hạn đỏ” với các động thái quân sự liều lĩnh như vậy.
“Mặc dù hơn 7 thập niên đă trôi qua từ sau thất bại của Nhật Bản, nhưng tham vọng điên cuồng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản chưa bao giờ thay đổi và các thế hệ về sau đă nuôi dưỡng lại tham vọng này”, KCNA cho biết thêm, ngụ ư tới các chính sách của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Thủ tướng Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump đă tích cực phối hợp cùng nhau trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Hai nhà lănh đạo đă cam kết sẽ tăng cường sức ép tối đa với chính quyền nhà lănh đạo Kim Jong-un để buộc B́nh Nhưỡng phải từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Triều Tiên đă nhiều lần lên tiếng đe dọa Nhật Bản và các căn cứ quân sự của Mỹ trên lănh thổ Nhật Bản. Hồi tháng 10, B́nh Nhưỡng cảnh báo sẽ mang “đám mây hạt nhân” tới Nhật Bản sau khi phóng liên tiếp 2 tên lửa đạn đạo bay qua lănh thổ nước này.
Tuần trước, các tàu chiến Nhật Bản, trong đó có một trong những tàu chiến lớn nhất nước là tàu sân bay trực thăng Ise, đă tham gia tập trận với 3 tàu sân bay của Mỹ ở gần bán đảo Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên Lực lượng Pḥng vệ Hàng hải Nhật Bản tập trận với sự tham gia của nhiều tàu sân bay như vậy. Động thái này cũng được xem là thông điệp cứng rắn mà liên minh Mỹ - Nhật muốn gửi tới B́nh Nhưỡng trong bối cảnh căng thẳng như hiện nay.
Therealtz © VietBF