Trước nguy cơ chiến tranh với Triều Tiên, Hàn Quốc đă chuẩn bị cho ḿnh lực lượng vũ khí hùng hậu. Trong đó là khí tài đối phó tàu chiến. Đặc biệt là tàu tấn công nhanh PKX-B mang hệ thống rocket hiện đại có thể vô hiệu hóa chiến thuật sử dụng lượng lớn tàu cỡ nhỏ của Triều Tiên.
Hệ thống pháo phản lực trang bị cho tàu chiến PKX-B. Ảnh: Navy Recognition.
Để đối phó với các tàu chiến nhỏ trang bị tên lửa và ngư lôi của Triều Tiên, quân đội Hàn Quốc đă phát triển hệ thống pháo phản lực phóng loạt hiện đại gắn trên các tàu tấn công nhanh. Sản phẩm này lần đầu được ra mắt tại triển lăm thương mại MADEX 2017 diễn ra hồi cuối tháng 10 ở thành phố Busan, Hàn Quốc, theo National Interest.
Hải quân Triều Tiên hiện sở hữu khoảng 300 tàu tấn công nhanh, từ tàu phóng lôi có lượng giăn nước 20 tấn đến tàu đệm khí lớp Nong-go nặng tới 200 tấn, trang bị một hải pháo cỡ ṇng 76 mm và tên lửa chống hạm do Triều Tiên tự phát triển với vẻ ngoài giống mẫu Kh-35 của Nga. Tàu phóng lôi là lực lượng chủ lực của hải quân Triều Tiên với số lượng 200 chiếc, mỗi tàu trang bị hai ống phóng ngư lôi cùng súng máy hoặc pháo cỡ nhỏ.
Lực lượng này khó có thể gây thiệt hại lớn cho hải quân Mỹ và Hàn Quốc trên vùng biển trống trải ngoài khơi nếu xảy ra giao tranh trên biển. Tuy nhiên, khi tác chiến gần bờ với địa h́nh phức tạp quanh các chuỗi đảo, chúng đủ sức giáng đ̣n hủy diệt bằng cách tấn công bất ngờ với số lượng lớn, áp đảo hệ thống pḥng thủ của đối phương. Thủy thủ Triều Tiên có thể chấp nhận hy sinh tàu và người để đánh ch́m hoặc gây thiệt hại nặng cho chiến hạm hiện đại của Mỹ và Hàn Quốc.
Tàu tuần tra cao tốc trang bị pháo phản lực mang tên mă PKX-B được coi là phương án đối phó của Hàn Quốc đối với chiến thuật này. Chúng được thiết kế để chặn đứng các cuộc đột kích bất ngờ với số lượng lớn của tàu chiến Triều Tiên.
Mỗi tàu PKX-B có 12 ống phóng rocket cỡ 130 mm, mỗi quả trang bị đầu đạn nặng hơn 8 kg và tầm bắn trên 19 km. Đạn pháo phản lực có thể tự hiệu chỉnh đường bay nhờ hệ thống định vị toàn cầu (GPS), thiết bị dẫn đường quán tính và liên kết dữ liệu, trước khi cảm biến hồng ngoại được kích hoạt để khóa mục tiêu.
Chiếc PKX-B đầu tiên được hạ thủy. Ảnh: Navy Recognition.
Ngoài ra, Hàn Quốc cho biết hệ thống kiểm soát hỏa lực của PKX-B có thể tấn công ba mục tiêu cùng lúc, chặn đứng các nhóm tàu cao tốc của Triều Tiên tấn công cùng lúc. Tuy nhiên, pháo phản lực trên PKX-B có tầm bắn tối thiểu khoảng ba km, tạo ra một "vùng chết" quanh tàu khiến nó không thể tấn công chiến hạm Triều Tiên ở cự ly gần. Để lấp khoảng trống này, hải quân Hàn Quốc sẽ trang bị một hải pháo bắn nhanh cỡ ṇng 76 mm cho PKX-B.
Chiếc PKX-B đầu tiên dự kiến được biên chế vào cuối năm nay, trong khi 7 chiếc tiếp theo sẽ được bàn giao cho hải quân Hàn Quốc trong giai đoạn 2018-2020.
VietBF © sưu tập