Cuộc nội chiến tại Syria đang bắt đầu đi tới giai đoạn quan trọng nhất sau khi tiêu diệt khủng bố IS. Việc chính phủ của ông Assad và mâu thuẫn với người Kurd đang mới chính là sự tranh chấp lớn nhất trong vấn đề dầu mỏ. Với nguồn tài nguyên dồi dào như vậy thật khó để cho chính phủ Syria ngồi im nhất là khi họ đang có lực lượng quân đội hùng mạnh.
Phân bố dầu mỏ không đồng đều
Hiện tại, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) của người Kurd được Mỹ hậu thuẫn đang "sát cánh" cùng quân chính phủ Syria (SAA) tập trung đánh đuổi nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở khu vực Deir Ezzor, miền đông Syria.
Tuy nhiên, trên thực tế, đây là cuộc đua giữa 2 phe nhằm chiếm quyền quản lí, khai thác vùng lănh thổ nhiều dầu mỏ này.
Hôm Chủ nhật (22/10), quân SDF đă giành lại được mỏ dầu Al-Omar từ tay khủng bố. Trước khi xảy ra chiến tranh, mỏ dầu chiến lược này đóng góp tới ¼ lượng dầu sản xuất tại Syria – khoảng 8.000 thùng mỗi ngày (bpd).
Theo ước tính, chỉ tầm 15% dân số Syria sống tại các khu vực được kiểm soát bởi SDF, hầu hết xung quanh vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Trong khi đó, SDF hiện đă nắm giữ tới 80% trữ lượng dầu mỏ của Syria, nhờ vào các mỏ dầu Al-Omar và Derro tại Deir Ezzor, mỏ Tishreen tại Al-Hasakah và nhiều mỏ khác khắp đất nước.
Mặc dù Tổng thống Syria Bashar Assad và chính quyền đă ngỏ ư mở đường đàm phán cho người Kurd có thêm quyền tự trị sau khi kết thúc chiến tranh, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Damascus sẽ đồng ư cho lực lượng SDF "độc chiếm" nguồn dầu mỏ.
Trên thực tế, rất nhiều mỏ dầu do SDF quản lí nằm ngoài khu vực đông dân cư hoặc lănh thổ trên lí thuyết của người Kurd. Do đó, chính phủ, quân đội và đa số người dân Syria khó có thể chấp nhận việc người Kurd giữ phần nhiều nguồn tài nguyên của nước này.
Sputnik dẫn nguồn các báo cáo cho biết, chính phủ Syria và lực lượng SDF đă có nhiều thỏa thuận chia sẻ lợi ích thu về các mỏ dầu ở miền bắc Syria, nhưng liệu các cam kết c̣n hiệu lực sau cuộc chiến hay không vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Tuy vậy, chắc chắn chính quyền Damascus sẽ không chấp nhận việc SDF khai thác các mỏ dầu ở Raqqa và Deir Ezzor, v́ đa phần dân số ở đây không phải là người Kurd.
Các đồng minh của Syria, đặc biệt Iran, đă hỗ trợ lượng lớn dầu trong suốt cuộc chiến, góp phần giúp nền kinh tế nước này được ổn định. Nhưng rơ ràng, Tổng thống Assad sẽ cố gắng t́m cách giảm lệ thuộc nước ngoài, nhất là trong vấn đề dầu mỏ.
Mặc dù trữ lượng và sản lượng dầu mỏ của Syria không thể sánh ngang những nước láng giềng, điển h́nh như Iraq, việc đảm bảo tự khai thác nguồn tài nguyên này cũng giúp thúc đẩy nền kinh tế quốc gia, và giảm nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ.
Giao tranh sẽ không xảy ra
V́ nhiều lí do khác nhau, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ít có khả năng can thiệp vào mâu thuẫn giữa SDF và chính phủ Syria trong trường hợp Damascus quyết định tấn công tổng lực, diện rộng để chiếm lại các khu dầu mỏ.
Hiện tại, việc Mỹ ra đ̣n với chính phủ Syria nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối bằng vũ trang từ quân đội Nga đang đóng quân trong khu vực.
Quân đội Iraq, với lực lượng ṇng cốt là Đơn vị Huy động Nhân dân (PMU), đă bày tỏ quan điểm sẽ hỗ trợ chính phủ Syria nếu có giao tranh. Mới đây, Iraq đă giao tranh dữ dội với quân Peshmerga của người Kurd ở miền bắc Iraq, thu hồi lại được nhiều lănh thổ đang tranh chấp.
Với vai tṛ là một đồng minh quan trọng và từng nhận hàng triệu USD viện trợ từ Mỹ, Iraq khó có thể nằm trong tầm ngắm của Washington. Tấn công Iraq sẽ làm tổn hại mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa hai quốc gia này.
Từ phía SDF, lực lượng này không nhất thiết phải tham chiến với SAA, bởi với năng lực và khả năng hiện tại, SDF chưa thể vận hành hiệu quả các mỏ dầu cũng như xuất khẩu ra bên ngoài, bởi Syria và Iraq đă ban hành nhiều luật cấm vận trên đường bộ và đường không qua khu vực người Kurd.
Thay vào đó, với hoàn cảnh hiện tại, lựa chọn hợp lí nhất cho SDF là sử dụng các mỏ dầu như quân bài đàm phán, giành thêm lợi ích cho khu tự trị đang chịu trừng phạt từ các bên.
|