Chỉ trong ṿng 1 tuần qua mà xảy ra khoảng 50 trận động đất nhỏ ở ḥn đảo nghỉ dưỡng La Palma thuộc quần đảo Canary (vùng lănh thổ Tây Ban Nha trên Đại Tây Dương). Điều này dấy lên lo ngại rằng núi lửa khổng lồ Cumbre Vieja trên đảo có thể sắp phun trào và đổ sập xuống biển. Nếu điều đó xảy ra th́ sẽ gây ra những đợt sóng thần khổng lồ ập vào Tây Ban Nha, Anh và bờ Đông của Mỹ.
Trong một nghiên cứu gây tranh căi năm 2013, TS Steven Ward của Trường ĐH California (Mỹ) và TS Simon Day của Trường ĐH London (Anh) khẳng định nếu Cumbre Vieja phun trào, một mảng núi khổng lồ có kích cỡ 500 km3 có thể tách ra từ sườn Tây của ngọn núi và đổ sập xuống biển với vận tốc lên tới 350 km/giờ. Điều này sẽ gây ra một trận lở đất và những con sóng chết chóc cao hơn 900 m, trải dài hàng ngàn mét và di chuyển với tốc độ 800 km/giờ.
Tuy nhiên, các chuyên gia khác khẳng định đây chỉ là giả thuyết không đáng tin cậy. Ông Dave Petley, thành viên của Liên đoàn Địa Vật lư Mỹ, tuyên bố hiện tượng núi đổ xuống biển từng xảy ra nhiều lần và có thể tạo ra những cơn sóng lớn, thậm chí sóng thần cục bộ nhưng không thể gây nên siêu sóng thần.
GS Iain Stewart, giám đốc viện Sustainable Earth tại Trường ĐH Plymouth (Anh), cũng trấn an: "Giả thuyết siêu sóng thần như trên chưa từng xảy ra kể từ khi nền văn minh bắt đầu, hay ngắn gọn là trong 10.000 năm qua".
Đảo La Palma Ảnh: GOOGLE
Như các ḥn đảo khác của quần đảo Canary, La Palma - với dân số khoảng 86.000 người - là đảo núi lửa đang hoạt động. Lần phun trào gần đây nhất của Cumbre Vieja là vào năm 1971. Theo bà María José Blanco, giám đốc IGN ở Canary, hầu hết trong số trận động đất nhỏ nói trên không bất thường song nhấn mạnh IGN "chưa bao giờ ghi nhận một chuỗi địa chấn tương tự".
Một nguy cơ khác đang được các nhà khoa học tích cực phân tích là siêu núi lửa nằm bên dưới Vườn Quốc gia Yellowstone (Mỹ). Tờ The New York Times dẫn lời các nhà nghiên cứu cho biết siêu núi lửa này có khả năng phun ra hơn 1.000 km3 đá và tro, gấp 2.500 lần trận phun trào của núi St. Helens vào năm 1980. Nếu xảy ra, sự phun trào này có thể bao trùm toàn bộ nước Mỹ trong tro bụi và đưa Trái Đất vào "mùa đông núi lửa".
Các chuyên gia của Trường ĐH Arizona (Mỹ) đă phân tích các khoáng chất trong tro hóa thạch từ trận phun trào gần đây nhất - cách đây khoảng 630.000 năm. Theo kênh National Geographic, sự thay đổi về nhiệt độ và thành phần từng mất nhiều thế kỷ để h́nh thành nay lại diễn ra chỉ trong vài thập kỷ.
Phát hiện này dẫn đến lo ngại đợt phun trào kế tiếp của siêu núi lửa này có thể sớm hơn tính toán lâu nay. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận chính thức.
Therealtz © VietBF