Đã bao giờ bạn tự hỏi, liệu rằng viên đạn bắn ra trong đêm mưa bão gặp sét thì sẽ ra sao không? Nhiều người cứ nghĩ rằng viên đạn sẽ bị tan tành bởi tia sét chứa cường độ mạnh. Tuy nhiên, thực tế lại ngược lại. Viên đạn không hề bị ảnh hưởng khi bị sét đánh.
Như ta đã biết, đầu đạn có cấu tạo gồm một lõi chì được bọc một lớp đồng ở bên ngoài. Đồng là một chất dẫn điện tuyệt vời, và nó dễ dàng cho dòng điện với cường độ 20000 ampere của tia sét đi qua.
Đầu đạn gồm lõi chì và vỏ đồng bọc bên ngoài
Một tia sét có đường kính lõi trung bình khoảng 2,5 centimet, trong khi đó một đầu đạn bắn đi từ súng AK-47 có chiều dài 26 mm và vận tốc khoảng 700 m/s, hay 700 milimet mỗi mili giây.
Đầu đạn đi qua kênh ion hóa của một tia sét.
Có một thử nghiệm đã được tiến hành và ghi nhận: Khi viên đạn qua vị trí trung tâm của tia sét thì nó trở nên rất sáng, và độ sáng vẫn được duy trì khi đầu đạn đi xuyên qua phía bên kia và hoàn toàn không bị tổn hại gì.
Trong trường hợp này, nếu đầu đạn nằm yên tại chỗ thì chắc chắn nó sẽ bị tia sét nung chảy bởi nhiệt độ của sét có thể đạt tới 30.000 °C, trong khi nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1084,62 °C và của chì thậm chí còn thấp hơn: 327,46 °C.
Fulgurit - những viên đá được tạo ra bởi sét đánh vào cát ở nhiệt độ tối thiểu khoảng 1.800 °C
Thế nhưng đầu đạn di chuyển với vận tốc 700 mm/ms, tức là nó chỉ mất khoảng 0,04 ms để đi xuyên qua tia sét. Khoảng thời gian này quá ngắn đến mức mà trước khi tia sét kịp làm đầu đạn nóng lên thêm vài độ thì nó đã đi rất xa rồi.
Có một số loại lực điện từ được sinh ra bởi từ trường xung quanh tia sét và dòng điện chạy bên trong đầu đạn nhưng chúng đều quá yếu. Đầu đạn tiếp tục bay đến mục tiêu, quỹ đạo của nó chỉ chịu ảnh hưởng của lực ma sát và lực hút của trái đất.
Vậy có thể kết luận rằng: Đầu đạn sẽ không làm ảnh hưởng đến đường đi của tia sét, và tia sét cũng không gây ra tổn hại gì cho đầu đạn cả.
VietBF © Sưu Tầm