Ông Trump nói rằng bước đi của LHQ "chỉ là bước đi quá nhỏ". Mới đây, Liên Hợp Quốc đă áp lệnh trừng phạt mới lên Triều Tiên. Ông Trump nói rằng không biết lệnh trừng phạt có tác dụng ǵ không dù 15 quốc gia đều nhất trí bỏ phiếu thông qua nghị quyết.
Ông Trump nói rằng bước đi của LHQ "chỉ là bước đi quá nhỏ".
Phản ứng của ông Trump
Ngày 12.9, Hội đồng Bảo an LHQ nhất trí thông qua lệnh trừng phạt mới nhất nhắm vào Triều Tiên. Mục tiêu của lệnh trừng phạt là các hàng hóa có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn từ Triều Tiên, tiêu biểu như dệt may và dầu mỏ. Tuy nhiên, lệnh cấm vận này vẫn chỉ hạn chế mức xuất khẩu dầu thô tới Triều Tiên ở ngưỡng 2 triệu thùng/năm chứ không cấm hẳn.
Theo kênh CNN, nguyên nhân của sự không cấm hẳn này là do áp lực Mỹ và Trung Quốc. Chuyên gia Anthony Ruggerio từ Quỹ Bảo vệ Dân chủ ở Mỹ, nói: “Trung Quốc và Nga muốn cho thế giới thấy rằng họ vẫn có quyền thay đổi các quyết định và chỉ chấp nhận các lệnh trừng phạt “có đường lui” bên trong”.
Các chuyên gia phân tích tỏ ư nghi ngờ về việc Bắc Kinh và Moscow sẽ thực thi các lệnh trừng phạt một cách nghiêm túc. Tổng thống Trump cũng hoài nghi về hiệu quả của lệnh cấm và nói rằng đây chỉ là “bước đi rất nhỏ của LHQ”.
Ông Trump nói: “Tôi không biết lệnh trừng phạt có tác dụng ǵ không, nhưng 15 phiếu thuận và 0 phiếu chống là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt này vẫn chưa thấm vào đâu”.
Lách cấm vận để xuất dầu?
Ông Kim ăn mừng vụ thử hạt nhân thành công.
Trung Quốc hiện nay chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa với Triều Tiên. Quốc gia này liên tục bị các chuyên gia chỉ trích v́ không thực thi nghị quyết trừng phạt nhắm vào B́nh Nhưỡng. Lệnh trừng phạt mới nhất cho thấy sự “ương ngạnh” của Trung Quốc trong việc thực hiện các cam kết.
Hơn 3 năm qua, Trung Quốc không cung cấp số liệu dầu thô xuất khẩu sang Triều Tiên bằng đường ống dẫn dầu Đan Đông. “Làm sao thế giới biết được Trung Quốc có hạn chế xuất khẩu dầu sang Triều Tiên hay không nếu họ không đưa ra các số liệu cần thiết?”, Kent Boydston, nhà phân tích tại Viện Kinh tế Peterson, nói.
Một tài liệu được các chuyên gia tại LHQ công bố cho thấy từ tháng 2 tới tháng 8 vừa qua, Triều Tiên đă xuất khẩu hơn 270 triệu USD hàng hóa ra thế giới.
Thêm áp lực từ Mỹ?
Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo.
Chính quyền ông Trump đă có nhiều động thái mạnh tay thời gian qua, chẳng hạn như trừng phạt ngân hàng Trung Quốc và các thực thể Nga liên quan tới Triều Tiên. Tuy nhiên theo chuyên gia Ruggiero, ông kêu gọi Mỹ cần trừng phạt mạnh hơn nữa các ngân hàng lớn ở Trung Quốc.
“Một yếu tố quan trọng là Mỹ phải khiến Nga, Trung Quốc lo sợ nếu bị Washington áp đặt lệnh trừng phạt lên chính các công ty từ hai quốc gia này”, ông Ruggiero nói.
Mỹ đang trong cuộc chạy đua với thời gian khi Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa đạn đạo và bom hạt nhân trong vài tuần trở lại đây. “Có vẻ như sự kiên nhẫn của Mỹ đă hết”, ông Ruggiero cảnh báo. “Tôi không biết bao giờ Trung Quốc mới quyết tâm mạnh tay với Triều Tiên như Mỹ”.
Quyết tâm của ông Kim Jong-un
Ông Kim cạnh đầu đạn hạt nhân được cho là có thể gắn lên tên lửa đạn đạo.
Ngay cả khi Nga và Trung Quốc hoàn toàn tuân thủ lệnh trừng phạt mới nhất, nhiều nghi ngờ vẫn xuất hiện về việc liệu ông Kim có suy nghĩ lại về kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân của ḿnh.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, dù phải đánh đổi bất ḱ giá nào, ông Kim sẽ vẫn bảo vệ chương tŕnh vũ khí của ḿnh. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đồng t́nh với quan điểm này. “Họ có phải ăn cỏ th́ cũng không từ bỏ con đường an ninh hạt nhân của ḿnh”, ông Putin nói hôm 5.9.