Liên hợp quốc đă thông qua lệnh trừng phạt Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân lần 6 hôm 3/9. Nga cũng là nước đă bỏ phiếu thông qua với vai tṛ là một quốc gia nằm trong khu vực đang leo thang căng thẳng. Điều này được tiết lộ bởi phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: Reuters)
Theo Sputnik, phát biểu với báo giới hôm qua, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Quan điểm của Nga liên quan đến việc áp dụng nghị quyết này chủ yếu dựa trên lợi ích của Liên bang Nga bởi một thực tế rằng Nga nằm trong khu vực đang diễn ra các sự việc mà chúng tôi coi là sự leo thang căng thẳng nghiêm trọng do các hành động gây hấn của Triều Tiên”.
Peskov cho biết thêm: “Về các cuộc thảo luận với lănh đạo Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (bên lề Diễn đang Kinh tế phương Đông), tất nhiên họ đă nghiêm túc giúp chúng tôi hiểu liệu các nước trong khu vực có chung một mục tiêu hay không”.
Người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh, quan điểm của các nước có liên quan đến vấn đề Triều Tiên rơ ràng có chung mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như không công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân.
Những b́nh luận trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt mới cứng rắn hơn với Triều Tiên nhằm lên án các vụ thử hạt nhân và tên lửa gần đây của nước này.
Nghị quyết đă nhận được sự ủng hộ của 15 thành viên Hội đồng bảo an, đặc biệt trong đó có hai thành viên thường trực Nga, Trung Quốc.
Lệnh trừng phạt mới cấm vận đối với sản phẩm may mặc của Triều Tiên, đồng thời hạn chế lượng nhập khẩu dầu thô, sản phẩm hóa dầu của B́nh Nhưỡng. Trước đó, Mỹ đă sửa dự thảo nghị quyết theo hướng giảm nhẹ hơn, không cấm vận hoàn toàn dầu thô với Triều Tiên cũng như không đóng băng tài sản của nhà lănh đạo Kim Jong-un, nhằm thuyết phục lá phiếu của Trung Quốc và Nga.
B́nh luận về nghị quyết trừng phạt mới với Triều Tiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, Bắc Kinh hoàn toàn ủng hộ các lệnh trừng phạt này. Ông cũng nhấn mạnh, Trung Quốc hy vọng Triều Tiên sẽ tuân thủ nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Mặc khác, ông cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết duy tŕ ḥa b́nh và ổn định ở bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực Đông Bắc Á. Bắc Kinh kêu gọi các giải pháp ngoại giao và chính trị nhằm giải quyết vấn đề Triều Tiên. "Trung Quốc sẽ không cho phép chiến tranh hay bất ổn ở bán đảo Triều Tiên", thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Triều Tiên phản ứng khá gay gắt với nghị quyết trừng phạt mới. Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Han Tae Song hôm qua cảnh báo Mỹ sẽ “sớm phải hứng chịu nỗi đau tột cùng”.
Hăng tin RT dẫn lời Đại sứ Triều Tiên tại Nga Kim Yong-jae cũng nói rằng, không có lệnh trừng phạt nào có thể thay đổi chính sách về hạt nhân của nước này.
"Chúng tôi phải sống với các lệnh trừng phạt của Mỹ nhiều thập niên qua. Bất chấp các lệnh trừng phạt dù cứng rắn nhất, chúng tôi vẫn có được mọi thứ ḿnh muốn", ông Kim nói.
Therealtz © VietBF