Kim Jong Un không nói dọa, không nói đùa về việc có thể phóng tên lửa vào đất Mỹ. Đó là điều mà hiện nay ai cũng rơ. Mỹ cũng như các nước đồng minh, ngay cả Trung Quốc và Nga cũng đang lo ngại B́nh Nhưỡng.
Các nhân viên quân sự Mỹ ở căn cứ Fort Greely, bang Alaska được đặt trong t́nh trạng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ bờ đông nước Mỹ khỏi mọi mối đe dọa từ Triều Tiên.
Sỹ quan Mỹ làm việc tại căn cứ Fort Greely. V́ lư do an ninh nên bảng tên đều bị xóa đi. Ảnh: CNN.
“Địa điểm va chạm là Los Angeles. Chúng ta đang đối phó với mối đe dọa”, sỹ quan chỉ huy tại căn cứ Fort Greely nói, trong một cuộc diễn tập chống tên lửa hạt nhân Triều Tiên.
Phóng viên CNN mới đây đă có mặt tại căn cứ Fort Greely, để ghi nhận các hoạt động chuẩn bị, sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa. Tên lửa hạt nhân phóng từ Triều Tiên sẽ phải vượt qua chốt chặn cuối cùng ở căn cứ này trước khi tiếp cận được các thành phố lớn của Mỹ ở bờ đông.
“Chúng ta đang đối phó với mối đe dọa với Los Angeles. 2 tên lửa đánh chặn từ hệ thống GBI sẵn sàng khai hỏa”, một thiếu tá giấu tên nói.
Thiếu tá này cùng các nhân viên thuộc lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ có nhiệm vụ xác định mối đe dọa, đường bay của mục tiêu và cuối cùng là phóng tên lửa đánh chặn.
Căn cứ Fort Greely hiện có 38 tên lửa đánh chặn, luôn sẵn sàng khai hỏa.
Cuộc diễn tập lúc đó đă kết thúc thành công, phóng viên CNN ghi nhận. “Mối đe dọa với Los Angeles đă bị ngăn chặn và phá hủy”, người chỉ huy nói.
Ẩn sâu trong khu vực hoang vu ở Alaska chính là căn cứ quân sự Fort Greely. Các binh sĩ tại căn cứ này kiểm soát 38 quả tên lửa, trong đó, nhiều tên lửa đă được đưa vào bệ phóng, luôn sẵn sàng khai hỏa. Mỹ có kế hoạch đưa thêm 6 tên lửa nữa đến căn cứ này vào cuối năm nay.
Một sỹ quan Mỹ dẫn phóng viên CNN đến ống phóng ngầm dưới ḷng đất, nơi chứa một quả tên lửa đánh chặn màu trắng. Sỹ quan này nói rằng, nếu có t́nh huống khẩn cấp xảy ra, các phóng viên phải sơ tán khỏi bệ phóng tên lửa ngay lập tức.
“Tên lửa đánh chặn ở ngay đấy, phía trên kia”, trung tá Orlando Ortega, chỉ huy tiểu đoàn pḥng thủ tên lửa số 49 nói. Tên lửa đánh chặn không mang theo đầu đạn nên cần phải tiêu diệt mục tiêu bằng cách va chạm chính xác.
Fort Greely là mạng lưới pḥng thủ cuối cùng, bảo vệ nước Mỹ trước các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.
“Chúng tôi được huấn luyện để bắn một viên đạn trúng vào viên đạn kia, bảo vệ sự an toàn của đất nước”, một thiếu tá trong căn cứ nói. “Triều Tiên đang ngày càng trở nên nguy hiểm. Những ǵ họ làm cho thấy mối đe dọa là có thật”.
Tất cả các nhân viên quân sự mà phóng viên CNN gặp trong căn cứu đều tự tin vào năng lực đánh chặn, cho dù tỷ lệ thành công chỉ 60%.
Theo số liệu thống kê, trong 18 lần phóng tên lửa, mục tiêu chỉ bị ngăn chặn 10 lần.
“Vài lần thất bại không có nghĩa là chúng tôi không rút ra bài học”, Thượng nghị sĩ Alaska, Dan Sullivan nói. Ông Sullivan đă đề xuất nâng số lượng tên lửa ở Fort Greely lên con số 72, hay thậm chí là 100 trong tương lai gần.
Triều Tiên năm 2017 đạt bước tiến vượt bậc trong công nghệ chế tạo tên lửa tầm xa.
Đối với những người lính Mỹ, họ đều vượt qua nhiều rào cản để thích nghi với cuộc sống trong một khu vực cách ly, lạnh giá đến mức đóng băng, dưới ḷng đất.
“Tôi nghĩ về gia đ́nh ở bang Georgia. Mọi người ở đây đều như vậy”, một nữ quân nhân trẻ nói. “Chúng tôi giúp tên lửa sẵn sàng khai hỏa, đảm bảo 100% rằng người Mỹ sẽ được bảo vệ”.
Theo CNN, 300 quân nhân ở Fort Greely đóng vai tṛ bảo vệ cho toàn bộ 300 triệu người dân Mỹ trong 50 bang.
B́nh luận về mối đe dọa đến từ Triều Tiên, Thượng Nghị sĩ Sullivan nói: “Vấn đề bây giờ chỉ là lúc nào Triều Tiên có tên lửa đạn đạo liên lục địa gắn đầu đạn hạt nhân. Tôi nghĩ chúng ta không thể cứ đứng nh́n mà không hành động.