Quốc hội Mỹ đồng thuận việc trừng phạt với Nga. Vấn đề Nga đang gây rối cho chính trường Mỹ. Mối quan hệ Nga - Mỹ đang ở mức "rất nguy hiểm".
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau bên lề thượng đỉnh G20 tháng 7-2017
Cả Nga và Mỹ dường như đang lún sâu vào ván cờ mà t́nh thế, bối cảnh của mỗi bên hoàn toàn trái ngược nhau.
Người Mỹ chia rẽ về vấn đề Nga
Bất chấp sự đồng thuận ở Quốc hội trong việc chống lại ông Trump, Chính phủ Mỹ thật ra đang chia rẽ sâu sắc về việc kiểm soát chính sách với Nga.
Hiện vẫn chưa rơ thực ra chính sách của Mỹ với Nga là ǵ và ai nắm quyền quản lư chính sách đó. Khi thế giới đang hỗn loạn và vũ khí hạt nhân đang phát triển mạnh, đây quả là điều không ai muốn nghe.
Tổng thống Trump vẫn đang có quan điểm mâu thuẫn về Nga.
Trong nhiều tuần lễ liền, ông phủ nhận các báo cáo t́nh báo của Mỹ về việc Nga đă “thay mặt” ông để can thiệp và gây trở ngại cho chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton. Dưới sức ép nặng nề, ông Trump rốt cuộc cũng thừa nhận việc can thiệp của Nga.
Song, ông Trump không đổ lỗi bầu cử bị can thiệp cho Nga, mà là cho ông Barack Obama (khi c̣n là tổng thống) và bà Clinton, v́ đă xử lư vụng về “cuộc cách mạng Ukraine”.
Cụ thể, ông Trump đổ thừa ông Obama đă có phản ứng chậm trễ và yếu ớt trước sự can thiệp của Nga (trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga và yêu cầu đóng cửa hai cơ sở được cho là t́nh báo của Nga ở Mỹ) và bà Clinton đă can thiệp vào bầu cử Nga.
Ông Trump cũng đổ lỗi cho các cơ quan t́nh báo Mỹ v́ đă làm lộ thông tin có thể gây bất lợi cho ông và chính sách của ông.
T́nh h́nh càng tồi tệ hơn khi ông Trump và các cố vấn đang bị cả quốc hội, FBI và công tố viên đặc biệt điều tra v́ các cáo buộc đă câu kết với t́nh báo Nga để thu thập thông tin nhằm chống lại chiến dịch tranh cử của bà Clinton.
Trong khi ông Trump đang bị “xoay” như vậy, chính quyền của ông lại đối nghịch với ông về vấn đề Nga.
Bộ Quốc pḥng, Bộ Ngoại giao, Hội đồng An ninh quốc gia và đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley đang có chủ trương cứng rắn chống lại Nga.
Trong khi đó, các cố vấn cấp cao của ông Trump tại Nhà Trắng, gồm Steve Bannon và con rể Jared Kushner, lại là những người hâm mộ Putin và có quan điểm mềm mỏng với Nga.
Chính sách của Mỹ với Nga vẫn đang dao động khi nhiều thế lực khác nhau tiếp tục đối đầu với nhau.
Tổng thống Putin chiếu bí Mỹ
Tổng thống Putin đă làm cho hệ thống chính trị Mỹ hỗn loạn bằng cách khiến tổng thống, quốc hội và chính phủ đấu đá lẫn nhau.
Ông cũng làm rạn nứt mối quan hệ đồng minh Mỹ và châu Âu, và đang trong quá tŕnh tạo ra nghi ngờ rằng Mỹ sẽ đứng sang một bên và buộc các đồng minh phải tự bảo vệ ḿnh.
Tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Putin và đồng minh của ḿnh là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă ngăn chặn các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Syria, Triều Tiên và Iran.
Ông cũng đang tiếp tục đe dọa đông Ukraine, Gruzia và các quốc gia Baltic mà không gặp phản kháng đáng kể nào.
Nga đáp trả
Các trợ lư của Tổng thống Nga Putin cho rằng việc trả đũa lệnh trừng phạt của Mỹ phải tính toán để không nhằm vào Tổng thống Trump mà mục tiêu chính là Quốc hội Mỹ.
Con số 755 nhân viên ngoại giao buộc phải trục xuất cũng mang tính biểu tượng bởi nó sẽ khiến quy mô Đại sứ quán Mỹ tại Nga và Đại sứ quán Nga tại Mỹ bằng nhau.
Thậm chí, việc trục xuất ở đây cũng không phải như nhiều người tưởng. Tổng thống Putin cho phép Mỹ quyết định nhân viên nào sẽ phải về nước.
Đại đa số của lực lượng hơn 1.200 nhân viên làm việc ở các cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Nga là người bản xứ, làm các công việc hỗ trợ như lái xe, nhân viên quản trị, văn thư và các vị trí tương tự.
Họ không chỉ tập trung ở Matxcơva mà rải rác tại các thành phố St. Petersburg, Yekaterinburg và Vladivostok.
Lần cuối cùng Nga yêu cầu Mỹ phải giảm số lượng nhân viên ngoại giao là hồi năm 1986.
Ông Steven Pifer, nhà ngoại giao từng là đại sứ Mỹ tại Ukraine, nhớ lại sứ quán Mỹ khi ấy vẫn có thể hoạt động tốt như thường. Ông Pifer tin rằng lần này mọi chuyện sẽ cũng như thế.
Nga đă vượt qua nhiều lệnh trừng phạt trước đây và nhiều khả năng sẽ lặp lại điều này với các đ̣n trừng phạt mới.
Với Tổng thống Putin, để khôi phục vị thế của nước Nga và củng cố quyền lực của ḿnh, cái giá phải trả như vậy là quá rẻ.
Việc chính quyền Tổng thống Putin trả đũa các lệnh trừng phạt của Mỹ không c̣n là chuyện lạ.
Năm 2012, Nga trục xuất Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) v́ tài trợ cho các nhóm hoạt động dân chủ, chống chính phủ.
Rồi năm 2014, để đáp trả vấn đề Ukraine, Nga lại buộc dừng các chương tŕnh Cơ quan Giảm thiểu đe dọa quốc pḥng Mỹ, vốn có chức năng giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt.