Giữa lúc mọi căng thẳng dường như có thể bùng nổ một cuộc chiến tranh. Mông Cổ có quan hệ tốt với cả hai nước Nhật Bản và Triều Tiên. V́ vậy nước này vừa có một đề nghị nhằm giúp Triều Tiên và Hàn quốc hàn cải thiện mối quan hệ trong nhiều năm qua.
Trả lời phỏng vấn tờ Asahi Shimbun ngày 1-8, Đại sứ Mông Cổ tại Nhật Bản Sodovjamts Khurelbaatar nói rằng Ulaanbaatar cam kết sẽ giúp giải quyết vấn đề các công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc gây mâu thuẫn trong nhiều thập niên qua và cải thiện quan hệ giữa Tokyo-B́nh Nhưỡng.
Nói về mối quan hệ giữa Mông Cổ-Triều Tiên và chứng minh tại sao Ulaanbaatar có thể thuyết phục B́nh Nhưỡng, ông Khurelbaatar cho biết ông có một số ấn tượng về nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong thời gian ông làm đại sứ tại Triều Tiên giai đoạn 2008-2011.
Ông nhấn mạnh Mông Cổ có quan hệ tốt đẹp với cả hai nước Nhật Bản và Triều Tiên. “Đó chính là trách nhiệm của Mông Cổ trong việc giúp giải quyết vấn đề với vai tṛ là một đối tác của Nhật Bản” – ông Khurelbaatar nói.
Ông Khurelbaatar đóng vai tṛ là đại sứ Mông Cổ tại Triều Tiên vào khoảng thời gian lănh đạo cuối đời của cố lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un. Khurelbaatar cho biết khi ông dự quốc tang của ông Kim Jong-il hồi tháng 12-2011, ông đă gặp ông Kim Jong-un và bắt tay với nhà lănh đạo Triều Tiên tương lai.
“Tay ông ấy mềm thật! Tôi thấy nét buồn bên trong đôi mắt ông ấy, nhưng có lúc ông ấy cũng cười” – Khurelbaatar nhớ lại.
Ông cũng đề xuất rằng thủ đô Ulaanbaatar sẵn sàng chấp nhận nếu được chọn làm địa điểm diễn ra cuộc đàm phán sáu bên nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Vị đại sứ Mông Cổ cho biết Mông Cổ hy vọng Nhật Bản sẽ phát triển được quan hệ hữu nghị với Triều Tiên. Theo Asahi Shimbun, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hiện cũng mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Mông Cổ trong việc giúp cải thiện quan hệ của Nhật Bản với Triều Tiên.
Mông Cổ và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1948. Mông Cổ là nước thứ hai công nhận Triều Tiên sau Liên Xô. Trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Mông Cổ từng cung cấp trợ giúp cho Triều Tiên mặc dù Ulaanbaatar không trực tiếp tham gia. Mông Cổ cũng giúp đỡ B́nh Nhưỡng trong thời gian Triều Tiên tái thiết đất nước sau chiến tranh.
Hồi năm 2012, Mông Cổ từng chủ tŕ các cuộc đối thoại song phương giữa Tokyo và B́nh Nhưỡng về vấn đề các công dân Nhật bị Triều Tiên bắt cóc.