Breibart News (Mỹ) đưa tin độc quyền rằng ông Trump đă duyệt xong kế hoạch kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis đă tŕnh kế hoạch này lên Nhà Trắng vào tháng 4. Kế hoạch này bao gồm lịch cụ thể thời điểm tàu chiến Mỹ sẽ đi vào những vùng hải phận quốc tế mà Trung Quốc tự tiện tuyên bố chủ quyền.
Theo kế hoạch mới, Nhà Trắng sẽ biết trước các hoạt động nên chính phủ Mỹ sẽ “không bị bất ngờ” mỗi khi có yêu cầu tiến hành tuần tra thực hiện quyền tự do hàng hải (FONOP). Nhà Trắng cũng sẽ chấp thuận các đề nghị nhanh hơn trước, điều cho phép tiến hành FONOP thường xuyên và định kỳ.
Trong kế hoạch này, quy tŕnh đề nghị FONOP sẽ từ Hạm đội 7 hải quân Mỹ tŕnh Hạm đội Thái B́nh Dương, lên tiếp tới Bộ Chỉ huy quân Mỹ ở Thái B́nh Dương (PACOM) rồi tới Bộ Quốc pḥng và cuối cùng là tới Hội đồng An ninh quốc gia (NSC).
Cùng lúc, Lầu Năm Góc cũng tŕnh đề nghị tới Bộ Ngoại giao để bảo đảm không “giẫm chân” các đường lối ngoại giao, vị quan chức giấu tên cho biết.
“Phải quay lại hoạt động b́nh thường của FONOP”
Trong năm 2016, chính quyền Mỹ thời Tổng thống Barack Obama chỉ có 3 lần tuần tra FONOP ở Biển Đông. Từ tháng 5.2017, chính quyền Trump đă có 3 lần thực hiện hoạt động này, vào các ngày 24.5, 2.6 và 6.7, trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Dana White nói với trang Breibart News: “Cần phải dứt khoát quay lại hoạt động b́nh thường. Chính quyền đă quyết trao lại quyền cho người ở vị trí tốt nhất để thi hành lệnh nên đó là sự trở lại b́nh thường”.
Theo trang báo này, dù hải quân Mỹ thường xuyên tiến hành FONOP trên toàn thế giới từ hàng chục năm qua, nhưng chính phủ ông Obama đă ngưng hoạt động này trên Biển Đông từ năm 2012 đến 2015, chỉ thực hiện vài lần tuần tra năm 2016 v́ ngại làm Bắc Kinh phẫn nộ.
Dưới thời ông Obama, Lầu Năm Góc phải tŕnh đề nghị tiến hành FONOP tới Hội đồng An ninh quốc gia. Quá tŕnh xem xét, phê duyệt việc này thường bị kéo dài, gây ấn tượng rằng Mỹ chỉ phản ứng với những động thái đặc biệt của Trung Quốc thay v́ là một hoạt động hải quân định kỳ.
Trong thời gian đó, Trung Quốc xây nhiều đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông và tăng cường quân sự hóa các thực thể này.
Năm 2016, Ṭa án Trọng tài quốc tế The Hague bác tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết, tiếp tục quân sự hóa.
Dù Mỹ không nghiêng về phe nào trong cuộc tranh chấp Biển Đông, nhưng quân đội Mỹ vẫn tiến hành FONOP tại vùng biển này để duy tŕ hoạt động thương mại quốc tế. Mỗi năm có số hàng hóa trị giá 5.000 tỉ USD được vận chuyển ngang qua Biển Đông.
Chuyên gia nói Mỹ nên có chiến lược tổng thể
Không thể rơ kế hoạch mới là một phần trong chiến lược châu Á - Thái B́nh Dương lớn hơn, hay chỉ đơn thuần là khiến FONOP trở thành hoạt động định kỳ tại Biển Đông. Nhưng chuyên gia Joseph Liow của Trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) khi dự một hội thảo của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS, Mỹ) nói rằng việc tuần tra FONOP thường xuyên có tầm quan trọng, như một phép thử về quyết tâm của Mỹ
Harry Kazianis, chủ nhiệm mảng quốc pḥng của Trung tâm quyền lợi quốc gia (Mỹ) nói việc thường xuyên tiến hành FONOP ở Biển Đông là một điều tốt: “Tôi hoàn toàn ủng hộ việc này. Trung Quốc phải biết chúng ta sẽ hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép, cũng như việc Bắc Kinh đă hoạt động quanh đảo Guam, Hawaii và gần bang Alaska. Đây là quy tŕnh hoạt động quân sự chuẩn, tuân thủ luật pháp quốc tế”.
Hồi tháng 5, một nhóm thượng nghị sĩ của hai đảng Dân chủ và Cộng ḥa đă đề nghị chính phủ Trump tiến hành FONOP ở Biển Đông. Họ lo ngại việc không có hoạt động này từ tháng 10.2016. Thời gian đầu của chính phủ Trump, việc tŕnh đề nghị FONOP lên Lầu Năm Góc không được phê duyệt và chuyển lên Nhà Trắng.
Vị quan chức nói thời gian đó, Bộ trưởng Mattis không muốn phê duyệt, tŕnh từng đề nghị nhỏ với Nhà Trắng cho đến khi có kế hoạch tổng thể. Vị này nói: “FONOP sẽ vẫn là một công cụ trong túi công cụ của chúng tôi để trưng ra, khi chúng tôi không đồng ư điều ǵ đó”.
Nhưng ông Kazianis cảnh báo rằng FONOP không thể chỉ là một công cụ để Washington ngăn chặn tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Ông nói: “Chính phủ Mỹ cần vạch ra chiến lược dễ hiểu để phản ứng với những hành động o ép, bắt nạt của Trung Quốc vốn kéo dài từ biển Hoa Đông xuống sâu tới Biển Đông. Nếu không th́ chỉ trong vài năm nữa, Bắc Kinh sẽ là bá chủ châu Á - Thái B́nh Dương, điều mà Washington không thể cho phép”.
Ông Liow cũng đồng ư: “Một công cụ phi quân sự... cũng quan trọng và cần được thiết kế”.
VietBF © Sưu tập