Việc giải phóng thành phố Mosul là một bước ngoặt lớn cho cuộc chiến chống IS của Iraq. Thắng lợi được cho là nhờ vào chiến lược của ông Obama.
Kết thúc thắng lợi chiến dịch đẫm máu
Sau hơn 8 tháng giao tranh ác liệt, thành phố Mosul đă được giải phóng hoàn toàn.
Ngày 10/7, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi chính thức tuyên bố chiến thắng IS tại Mosul trên truyền h́nh quốc gia: "Tôi xin thông báo về sự chấm hết, sự thất bại và sụp đổ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng, chủ nghĩa khủng bố Daesh (tên tiếng Arab chỉ tổ chức IS) ở Mosul".
Liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu cũng xác nhận, các lực lượng vũ trang Iraq đă giành lại toàn bộ Mosul.
Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq bị IS chiếm đóng từ tháng 7/2014 và trở thành một trong những thành tŕ quan trọng, để tổ chức khủng bố này vươn tầm ảnh hưởng ra nhiều khu vực khác.
Cũng tại đây, thủ lĩnh IS, Abu Bakr al-Baghdadi lần đầu tiên xuất hiện, tuyên bố thành lập “Vương quốc Hồi giáo” ở ngôi đền al-Nuri.
Tháng 10/2016, Chính phủ Iraq đă phát động chiến dịch giải phóng Mosul với khoảng 130.000 binh sĩ và lực lượng dân quân ủng hộ Chính phủ Iraq tham gia. Tuy nhiên, chiến dịch đă gặp không ít khó khăn khi vấp phải sự kháng cự quyết liệt từ các tay súng IS. Bên cạnh đó, tổ chức này c̣n sử dụng cả dân thường làm lá chắn sống.
Theo giới chức Lầu Năm Góc, chiến thắng ở Mosul cũng được xem là thắng lợi của chiến lược chống IS của Mỹ từ thời cựu Tổng thống Barack Obama. Mỹ đă thực hiện chiến dịch ném bom liên tục và cùng với các đồng minh như Canada, Pháp, Đức, Hà Lan… liên tục huấn luyện và cố vấn cho các lực lượng địa phương.
Khi bị IS tấn công năm 2014, các lực lượng an ninh Iraq rất yếu và gần như không có khả năng đối phó với lực lượng khủng bố. Tuy nhiên giờ đây, lực lượng an ninh Iraq đă dạn dày trận mạc và thắng thế trong trận chiến khốc liệt ở đô thị.
Một quan chức quân đội Mỹ, người tham gia chiến dịch ở Iraq từ năm 2015 đă nói về quá tŕnh huấn luyện cho lực lượng địa phương. “Chính việc được đào tạo đă giúp người Iraq lấy lại được vùng đất của ḿnh từ tay IS”, quan chức cho biết.
Vào năm 2014, khi IS xâm chiếm Iraq, lực lượng an ninh ở đây yếu đến mức dường như không dám đương đầu với khủng bố.
Những chiến lược của ông Obama từng áp dụng ở Iraq
Một quan chức Iraq chia sẻ, trước khi được liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu huấn luyện, binh lính của Iraq yếu đến mức luôn bỏ chạy khi thấy khủng bố tấn công.
Tuần trước, Tổng thống Donald Trump đă bác bỏ kế hoạch của quân đội Mỹ trong cuộc chiến với IS, v́ kế hoạch quá giống với sản phẩm của người tiền nhiệm Obama.
Các báo cáo cho thấy, Nhà Trắng đă yêu cầu các quan chức có liên quan đưa ra đề xuất mới để thể hiện cách tiếp cận khác của ông Trump về vấn đề này.
50 lănh đạo của tổ chức IS được báo cáo đă bị lực lượng đặc biệt của US tiêu diệt kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức vào hồi tháng Một, ít hơn 80 người so với 6 tháng cuối cùng trong vai tṛ người đứng đầu Nhà Trắng của ông Obama.
Vào năm 2014, do ảnh hưởng bởi cuộc xâm chiếm Iraq năm 2003, dư luận quốc tế phản đối Mỹ triển khai quân tới Iraq và Syria.
Tuy nhiên, ông Obama vẫn quyết định cử cố vấn đào tạo cho lực lượng địa phương. Các cố vấn này được gửi tới Iraq để huấn luyện quân đội nhiều chiến thuật như tác chiến trong nhóm nhỏ, thành lập lực lượng tự vệ hay đặt ḿn.
Vào cuối năm 2015, lực lượng Iraq bắt đầu có khả năng phản kháng và tấn công lực lượng IS và lực lượng chính phủ Iraq đă lấy lại được thành phố Ramadi vào tháng 12.
Tính đến đầu tháng Bảy năm nay, liên quân do Mỹ đứng đầu đă huấn luyện được khoảng 106.000 người trong lực lượng an ninh Iraq, trong đó có 40.000 binh lính Iraq, 15.000 cảnh sát, 9.500 người trong lực lượng huy động…
V́ lẽ đó, giới chuyên gia cho rằng, thắng lợi ở Mosul là nhờ phần lớn vào chiến lược của chính quyền Mỹ dưới thời ông Obama.
VietBF © Sưu tập