Mọi người quá ngạc nhiên với kết quả khảo cổ mới ở Trung Quốc. Một số bộ xương người có kích thước khủng so với những khảo sát trước đó. Một số bộ xương người niên đại 5.000 năm với kích thước dài gần 2m?
Bộ hài cốt được t́m thấy ở làng Tiêu Gia, thành phố Tế Nam, Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xă, các bộ hài cốt t́m thấy đều có chiều cao vượt trội so với đại đa số con người ngày nay. Một bộ hài cốt đạt tới 1,9 mét, trong khi nhiều bộ xương khác cao 1,8 mét.
Các nhà khảo cổ cũng phát hiện nhiều vết thương ở phần đầu và chân của bộ hài cốt cao lớn hơn. Vết thương xuất hiện chưa lâu sau khi an táng, có thể là do tranh giành quyền lực giữa những người c̣n sống.
“Đây chỉ là cấu trúc xương. Nếu người này c̣n sống, anh ta chắc chắn cao trên 1,9 mét, thậm chí là 2 mét”, Fang Hui, hiệu trưởng trường lịch sử và văn hóa thuộc trường Đại học Sơn Đông nói.
Từ năm 2016, các nhà khảo cổ khai quật tàn tích của 104 ngôi nhà, 205 ngôi mộ và 20 hố hiến tế ở làng Tiêu Gia, thành phố Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông.
Các di tích và bộ hài cốt đều thuộc nền văn minh cuối thời đồ đá mới ở nhánh giữa và hạ lưu sông Hoàng Hà. "Ở thời điểm đó, nông nghiệp đă phát triển. Người dân có nguồn thức ăn phong phú và giàu dinh dưỡng. Đó có thể là lư do khiến cơ thể họ biến đổi", ông Fang nói.
Các nhà khảo cổ cho rằng người cổ đại cao lớn vượt trội hơn người hiện đại ngày nay.
Theo nghiên cứu, những người đàn ông cao hơn nằm trong mộ lớn hơn. Nhiều khả năng họ có địa vị cao và được hưởng thức ăn ngon hơn. Chiều cao vượt trội vốn là một trong những đặc điểm nổi bật của người Sơn Đông ở Trung Quốc.
Người dân địa phương ở Sơn Đông cho rằng, Khổng Tử (551-479 trước Công nguyên) cũng cao tới 1,9 mét. Năm 2015, chiều cao trung b́nh của thanh niên 18 tuổi ở Sơn Đông là 1,753 mét, vượt xa mức trung b́nh ở Trung Quốc.
Khu vực khảo cổ niên đại 5.000 năm ở Trung Quốc rộng đến 240.000 m2. Hiện mới chi có 2.000 m2 được các nhà khảo cổ khai quật, hứa hẹn c̣n nhiều bí mật chưa được khám phá.