Vietbf.com - Hồ sơ khí hậu với việc tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận COP 21 Paris, khiến Trung Quốc có thể chủ động vào lấp chỗ trống. Quốc gia phát thải lượng CO2 lớn nhất thế giới, vốn được coi là nguyên nhân đầu bảng dẫn tới biến đổi khí hậu.
Việc Mỹ rút khỏi hiệp định chống biến đổi khí hậu có thể sẽ giúp Trung Quốc tiến xa hơn trong nỗ lực xác lập vị trí lănh đạo trên trường quốc tế về xử lư t́nh trạng nóng lên toàn cầu, khuyến khích công nghệ xanh, cũng như các vấn đề quốc tế nằm ngoài lĩnh vực môi trường.
Hăng tin AP cho hay, tuyên bố được ông Trump đưa ra trong bài phát biểu ngày 1/6 tại Nhà Trắng tạo cảm giác về một nước Mỹ "đang rút lui", sau những quyết định đảo chiều gần đây về thương mại tự do và viện trợ nước ngoài.
Trong buổi phát biểu ở Vườn Hồng 1/6 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, Trung Quốc có thể chủ động lấp chỗ trống. Quốc gia phát thải lượng CO2 lớn nhất thế giới, vốn được coi là nguyên nhân đầu bảng dẫn tới biến đổi khí hậu, đă có những bước tiến rơ nét về mục tiêu ngừng phát thải tính đến năm 2030 mà nước này đặt ra.
Tạo ra 20% lượng điện từ các nguồn tái tạo, Bắc Kinh đă vượt qua Washington trong nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Con số này của Mỹ ở vào khoảng 13%.
Trung Quốc chuyển hướng sang năng lượng tái tạo.
Mặc dù vẫn phụ thuộc nhiều vào than đá và t́nh trạng ô nhiễm vẫn c̣n là vấn đề nan giải đối với 1,3 tỉ dân, nhưng ban lănh đạo Trung Quốc đă thể hiện quyết tâm đem lại những thay đổi mang tính chủ chốt.
Cam kết này khiến thế giới phải chú ư tới Bắc Kinh, một cường quốc đang muốn khẳng định ḿnh trên trường quốc tế.
"Họ (Trung Quốc) đă làm những việc này từ trước khi ông Trump đắc cử", bà Carolyn Bartholomew, chủ tịch Ủy ban Xét duyệt An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung nhận định, "Ông Trump đang tạo điều kiện cho họ bằng cách rút nước Mỹ khỏi vị trí 'đứng mũi chịu sào' trên trường quốc tế".
Từ trước khi Tổng thống Mỹ đưa ra tuyên bố tại Vườn Hồng, Trung Quốc đă thể hiện lập trường của ḿnh.
Bắc Kinh tuyên bố, dù Washington quyết định như thế nào, th́ tuần này Trung Quốc vẫn sẽ làm việc với Liên minh châu Âu (EU) để duy tŕ Hiệp định Paris. Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường và các quan chức EU dự kiến thảo luận về vấn đề này vào hôm nay (2/6) tại Bỉ.
Thậm chí, những đối tác Mỹ tiềm năng cũng vươn sang phía bên kia của Thái B́nh Dương.
Thống đốc Jerry Brown của California - khu vực kinh tế lớn nhất của Mỹ theo phạm vi bang - cho biết, ông sẽ tới Trung Quốc vào tuần này để t́m kiếm sự hỗ trợ từ nước ngoài cho nỗ lực cắt giảm khí nhà kính. Những đồng minh như vậy sẽ "tạo động lực cho một tương lai với năng lượng sạch", ông Brown chia sẻ với AP.
Không chỉ dừng lại ở môi trường
Việc Trung Quốc nổi lên như một thế lực mới mang tinh thần thống nhất không chỉ giới hạn ở lĩnh vực môi trường.
Trong khi Mỹ rời khỏi vị trí thống trị truyền thống về thương mại và phát triển th́ Trung Quốc đă nhanh chân thế chỗ, mở rộng tầm ảnh hưởng của ḿnh khắp toàn cầu, từ những con đường mới, cảng biển cho tới các khoản vay ngân hàng và dự án năng lượng.
Đầu năm ngoái, Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), do Bắc Kinh khởi xướng sáng lập, đă đi vào hoạt động để đáp ứng các nhu cầu mà những tổ chức do Mỹ dẫn đầu như Ngân hàng Thế giới (WB) chưa thể thực hiện.
Tháng trước, Chủ tịch Tập Cận B́nh đă đón tiếp hơn 20 lănh đạo thế giới tới tham dự hội nghị mà Trung Quốc tổ chức để thể hiện sáng kiến kinh tế "Vành đai và Con đường" của nước này. Đó là xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối châu Á với châu Âu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh phát biểu tại Davos.
Đầu năm 2017, ông Tập cũng có bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, bày tỏ quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa, điều mà Tổng thống Trump đang dần rời xa.
Trong một bức tranh tương phản, ông Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) giữa Mỹ và 11 đối tác khu vực, đạt được dưới thời cựu Tổng thống Obama.
Ông Trump cũng đề xuất cắt giảm ngân sách mà Mỹ phân bổ cho các hoạt động hỗ trợ phát triển và viện trợ nhân đạo cho các quốc gia nghèo.
Về khí hậu, Bắc Kinh đang có những hành động rơ rệt.
Gần đây, Bắc Kinh đă hủy bỏ kế hoạch xây dựng hơn 100 nhà máy năng lượng sử dụng than đá và dự tính đầu tư ít nhất 360 tỉ USD vào các dự án năng lượng xanh tính tới cuối thập kỷ này. Lượng tiêu thụ than của nước này cũng tiếp tục giảm trong năm 2016 và nhiều khả năng sẽ đạt mục tiêu 2030 sớm gần 10 năm.
Ông Obama và ông Tập Cận B́nh đạt thỏa thuận về giảm phát thải.
Sự quyết tâm của Trung Quốc phần nhiều bắt nguồn từ nhu cầu trong nước, trước các thực trạng về ô nhiễm không khí, chất lượng nguồn nước đi xuống và ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất công nghiệp.
Nỗ lực hợp tác của ông Obama với ông Tập về vấn đề khí hậu đă góp phần làm nên sự thay đổi.
Thỏa thuận giữa 2 quốc gia phát thải lớn nhất thế giới đă thúc đẩy các quốc gia khác hành động và cuối cùng đi tới hiệp định Paris, với cam kết của gần 200 quốc gia.
Khó khăn khi không có Mỹ
Các nước châu Á và ngoài châu Á đang nắm lấy cơ hội hợp tác làm ăn với nền kinh tế phát triển của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng chủ động t́m kiếm các đối tác không phải chỉ ở khu vực đang phát triển mà cả ở phương Tây. Và hợp tác kinh tế bao giờ cũng đi đối với gia tăng tầm ảnh hưởng.
Theo chuyên gia năng lượng của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Sarah Ladislaw, Trung Quốc vừa giữ vị trí dẫn dắt lại vừa tụt bước lại phía sau khi đối mặt với bài toán biến đổi khí hậu.
Trung Quốc chỉ mới bắt tay vào công tác môi trường khổng lồ cần được thực hiện trong vài thập kỷ tới. Mặc dù nước này đứng đầu thế giới về năng lượng tạo ra từ gió và mặt trời nhưng nền kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào những ngành công nghiệp gây ô nhiễm.
Và dù đă cam kết duy tŕ thỏa thuận Paris, Trung Quốc sẽ phải chật vật thuyết phục các nước khác tiếp tục giữ vững cam kết mà không có sự giúp sức của Mỹ.