Sự ra đi đột ngột của vua Bỉ đă khiến người dân đau xót. Nhiều giả thuyết được đặt ra cho cái chết bất thường của vị vua này. Sau hơn 80 năm, các nhà nghiên cứu đă chính thức công bố nguyên nhân cái chết của vị vua này qua vết máu trên lá cây.
Chân dung nhà vua Bỉ Albert I (1875 - 1934). Ảnh: Wikipedia.
Albert I là một trong những vị vua nổi tiếng nhất của Vương quốc Bỉ. Ông nổi bật với vai tṛ dẫn dắt đất nước trong giai đoạn chống lại sự cai trị của Đức trong Thế chiến thứ I, tái thiết thời hậu chiến và cuộc Đại suy thoái.
Năm 1934, vua Albert I qua đời khi đi leo núi trên dăy Alps lúc mới 58 tuổi. Điều tra chính thức kết luận nhà vua chết do tai nạn. Nguyên nhân có thể do ông tựa người vào một tảng đá bất ngờ lăn khỏi vị trí hoặc ngă từ độ cao 18 m do tụt dây leo núi neo trên đỉnh.
Thực tế vua Albert là một nhà leo núi điêu luyện và không có bất cứ nhân chứng nào tại hiện trường khiến nảy sinh ư kiến cho rằng nhà vua có thể bị sát hại ở một nơi khác, sau đó xác mới được đưa về đặt dưới chân núi Marche les Dames. Tuy nhiên, lập luận này liên tục bị các nhà lịch sử bác bỏ.
Những tranh căi kéo dài suốt hơn 8 thập kỷ cuối cùng t́m được lời giải bằng những chiếc lá cây thu được tại hiện trường, theo Gizmodo. Đây là những vật chứng được Reinout Goddyn, một nhà báo Bỉ mua lại để t́m kiếm sự thật.
Năm 2014, các nhà phân tích khẳng định vết máu bám trên lá cây là máu người. Tiếp tục điều tra, hai nhà pháp y di truyền cho biết mẫu máu thuộc về vua Albert.
Lá cây, vật chứng thu được tại hiện trường vua Albert I tử nạn. Ảnh: Maarten Larmuseau
Trong nghiên cứu đăng trên tập san Khoa học pháp y quốc tế: Di truyền học , Maarten Larmuseau cùng các cộng sự ở đại học Leuven, Bỉ, kết luận mẫu ADN trên máu trùng khớp ADN của hai người họ hàng xa với vua Albert I là Simeon II, Sa hoàng cuối cùng, cựu Thủ tướng Bulgaria và nữ nam tước Anna Maria Freifrau von Haxthausen.
"80 năm sau vụ việc, những người liên can đều đă qua đời, hầu hết chứng cứ đă mất, chúng tôi không bao giờ loại bỏ mọi suy đoán xoay quanh cái chết này. Tuy nhiên, việc vết máu thuộc về vua Albert I khiến giả thiết ông không bao giờ tới Marche les Dames hay xác vua được đưa về vào buổi tối sau khi bị giết là không có căn cứ", Larmuseau kết luận.
VietBF © Sưu Tầm