Giới chuyên gia cho rằng điều đáng lo ngại hơn cả tên lửa hạt nhân hiện nay của Triều Tiên là vụ tấn công xung điện từ (EMP) nhằm vào nước Mỹ. Với hệ thống này B́nh Nhưỡng có thể làm vô hiệu hóa các hệ thống bên dưới. Hiện Triều Tiên đang sử dụng 2 vệ tinh quan sát trái đất được nước này phóng lên vũ trụ vào năm 2012 và 2016. Mỗi vệ tinh nói trên mất khoảng 94 phút để hoàn tất quỹ đạo quanh Trái đất.
Theo Daily Mail, đang có nỗi lo rằng B́nh Nhưỡng bí mật phát triển khả năng kích nổ một Vũ khí hạt nhân tầm cao, tạo thành một vụ tấn công EMP vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống điện bên dưới, từ đó gây ra những hậu quả thảm khốc.
Tên lửa Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh. Ảnh: Reuters
TS Peter Vincent Pry, giám đốc điều hành của Lực lượng An ninh quốc gia và nội địa Mỹ, cảnh báo Triều Tiên t́m cách điều khiển sao cho 1 trong 2 vệ tinh luôn ở gần hoặc phía trên nước Mỹ. Ông Pry, đồng thời là người đứng đầu Ủy ban EMP thuộc quốc hội Mỹ, nói với trang Breibart: "Nếu khủng khoảng lên đến mức chúng ta quyết định tấn công Triều Tiên, họ có thể đe dọa đốt cháy cả nước Mỹ".
Theo ông Pry, B́nh Nhưỡng có thể học theo ư tưởng tấn công Mỹ bằng EMP mà Liên Xô từng lên kế hoạch trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Ông nói thêm vụ thử tên lửa gần đây nhất của Triều Tiên (hôm 29-4) rất đáng ngờ, "giống như đang luyện tập cho một vụ tấn công EMP ".
"Tên lửa bay lên cao rất nhanh rồi nổ tung. Vụ phóng đă kiểm tra mọi thứ, chỉ c̣n thiếu một đầu đạn thực tế" – ông Pry viết cho trang Newsmax. Không lâu sau vụ thử, tạp chí Nikkei của Nhật cũng đặt nghi vấn Triều Tiên đang thử nghiệm một vụ tấn công EMP.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác khẳng định những vụ thử nghiệm EMP trong quá khứ đều không thể gây mất điện diện rộng. Chuyên gia về giải trừ hạt nhân Jeffrey Lewis cho rằng giả thuyết Xă hội sụp đổ sau một vụ tấn công EMP của Triều Tiên là "ngớ ngẩn".
Theo ông Lewis, Mỹ từng thử nghiệm EMP vào năm 1962. Khi đó, các nhà nghiên cứu phóng tên lửa bay cao khoảng 400 km trên Thái B́nh Dương để xem một vụ nổ trên cao gây ra xung điện từ sẽ ảnh hưởng thiết bị Quân sự như thế nào. "Kết quả vụ thử là một sự thất vọng " – ông Lewis viết.
Trong khi một số thông tin lan truyền rằng vụ thử làm gián đoạn hệ thống đèn trên diện tích hàng triệu dặm vuông và khiến xe hơi ngưng hoạt động, ông Lewis nói không hề có bằng chứng về việc này. Thay vào đó, chỉ có 1 dăy đèn đường ở Honolulu, Hawaii không sáng nữa.
Therealtz © VietBF