Bán đảo Triều Tiên trước nguy cơ của chiến tranh, hiện vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Rất nhiều phán đoán của các chuyên gia: Liệu Mỹ có tấn công Triều Tiên hay không? Nếu chiến tranh xảy ra th́ những nước nào sẽ vào cuộc?
Bề ngoài, thái độ cứng rắn của Mỹ và hành động phối hợp của Mỹ với Hàn Quốc khiến người ta có cảm giác Mỹ và Hàn Quốc dường như có ư đồ đánh lớn từ đó giải quyết dứt điểm vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Tuy nhiên, liệu Mỹ có thể thực sự tấn công quân sự đối với Triều Tiên và Hàn Quốc đă sẵn sàng chưa?
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đă phần nào hạ nhiệt nhưng nguy cơ vẫn luôn thường trực
Gần đây, t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên thay đổi theo hướng khó lường hơn và nguy hiểm hơn. Điều này đă gây ra lo ngại cho đông đảo các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Đặc biệt là sau khi tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ USS Carl Vinson được điều chỉnh đi ra ngoài tuyến đường “thông thường”, từ “tiến về phía Nam xuống Úc” chuyển sang “tiến lên hướng bán đảo Triều Tiên ở phía Bắc”, các dự đoán đối với việc quân đội Mỹ tấn công Triều Tiên tăng vọt.
Cộng thêm với cuộc tập trận chung lớn Mỹ-Hàn nóng bỏng với các hạng mục đối kháng trực tiếp mạnh mẽ như tiến công kiểu “phẫu thuật ngoại khoa”..., tác chiến đổ bộ và tấn công hỏa lực quy mô lớn, tiến sâu vào lănh thổ Triều Tiên để tiếp quản bằng vũ lực... khiến người ta có cảm giác Mỹ và Hàn Quốc dường như có ư đồ đánh lớn, chiếm Triều Tiên, từ đó giải quyết dứt điểm vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và bán đảo Triều Tiên.
Mỹ cứng rắn với Triều Tiên đến mức nào?
Sau khi Donald Trump lên làm tổng thống, ngoài chính sách tổng thể của Mỹ đối với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trước kia nh́n chung không thay đổi, ông Trump dường như đă thay đổi hoàn toàn những biện pháp về đối nội và đối ngoại của chính quyền Obama. Xuất phát từ nhu cầu chiến lược tiếp tục bao vây Trung Quốc, ngay khi mới lên nắm quyền, chính quyền ông Trump đă tiếp xúc rất nhiều với lănh đạo hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngoài việc tuyên bố quan hệ Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn căn bản không thay đổi, ông Trump c̣n tăng cường quan hệ đồng minh và mức độ liên kết. Ông Trump đă đem đến “thuốc an thần” cho Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời chứng tỏ chính phủ mới của Mỹ có thể tiếp tục coi khu vực châu Á-Thái B́nh Dương là khu vực quan trọng nhất để Mỹ duy tŕ bá quyền toàn cầu. Trong đó, khu vực Đông Bắc Á là trụ cột địa chiến lược quan trọng nhất.
Với những toan tính đó, Chính quyền Trump đă liên tiếp có những phát ngôn gây sốc. Ngày 16/3, sau khi hội đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumia Kishida tại Tokyo, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên trong 20 năm qua đă hoàn toàn thất bại, không thể buộc Triều Tiên từ bỏ kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân. Trước đó, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Triều Tiên là mối phiền toái lớn, Mỹ sẽ ứng phó bằng thái độ “hết sức cứng rắn”. Phát ngôn viên Bộ Quốc Pḥng Mỹ Jeff Davis tuyên bố Mỹ có thể thực hiện tất cả biện pháp cần thiết để kiềm chế và làm thất bại mối đe dọa an ninh quân sự của Triều Tiên đối với Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ nói rơ với thế giới chính quyền ông Trump không thể tiếp tục kế thừa chính sách “kiên nhẫn chiến lược” của chính quyền Obama đối với Triều Tiên.
Cụm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ đang ở gần bán đảo Triều Tiên
Chính quyền ông Trump dường như rất tự tin, rằng họ nhất định có thể t́m được tư duy mới và biện pháp mới để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, xem xét từ biện pháp và hành động của Mỹ hiện nay, có thể thấy họ vừa không có ư đồ ǵ mới. Mỹ không những không t́m được biện pháp mới để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, mà c̣n đưa bán đảo Triều Tiên vào cục diện nguy hiểm căng thẳng hơn, hỗn loạn hơn, có thể nói là chẳng có bài bản và không đem lại bất kỳ hiệu quả nào.
Mỹ có thể thực sự tấn công quân sự Triều Tiên?
Tàu sân bay USS Carl Vinson CVN-70 đă thay đổi tuyến hành tŕnh vốn có để chuyển lên bán đảo Triều Tiên ở phía Bắc, chẳng được coi là hành động ǵ đáng ngạc nhiên hoặc là hành động triển khai ở phía trước để chuẩn bị tấn công quân sự đối với Triều Tiên. Điều này chỉ chứng tỏ nhiều hơn một hành động răn đe của chính quyền ông Trump đối với việc Triều Tiên thử hạt nhân và tên lửa mà thôi. Trên bán đảo Triều Tiên, điều mà tất cả những hành động quân sự trước hết phải tính đến là vấn đề hậu quả chiến tranh, chứ không phải là t́nh h́nh kiếm lợi sau chiến tranh.
Tuy bán đảo Triều Tiên liên tục ở vào t́nh trạng nguy hiểm cao sau chiến tranh Triều Tiên, nhưng vẫn không bị rơi vào trạng thái chiến tranh mới. Nguyên nhân là các bên liên quan đều biết rất khó kiểm soát mọi hành động quân sự được tiến hành ở bán đảo Triều Tiên. Đây không chỉ đơn giản là vấn đề quy mô chiến tranh và thiệt hại lớn hay nhỏ. Trên thực tế, không thể có bất cứ bên nào trở thành người chiến thắng.
Ngoài ra, tấn công quân sự Triều Tiên không đơn giản chỉ là tác nghiệp trên sa bàn. Tuy Mỹ và Hàn Quốc đă tập trận chung hàng chục năm qua, nhưng măi vẫn không thể triển khai hành động quân sự, không thể sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và bán đảo Triều Tiên. Thậm chí sau sự kiện Triều Tiên đánh ch́m tàu Cheonan của Hàn Quốc và nă pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc mấy năm trước, Mỹ và Hàn Quốc đều phải ngậm đắng nuốt cay, không dám làm ǵ.
Có quan điểm cho rằng Mỹ sử dụng vũ lực để tấn công chính xác những căn cứ hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên không phải là việc khó, nhưng vấn đề phải làm rơ là địa điểm của căn cứ hạt nhân và tên lửa trong lănh thổ Triều Tiên. Chẳng hạn về căn cứ hạt nhân, cơ sở hạt nhân trước đây của Triều Tiên chủ yếu tập trung ở khu vực Yongbyon, nhưng rất nhiều vụ thử hạt nhân vài năm gần đây được triển khai ở Punggye-ri, quận Kilju, tỉnh Bắc Hamgyeon gần biển Nhật Bản. Ngoài ra, trên lănh thổ Triều Tiên c̣n phân bố rất nhiều cơ sở sản xuất hạt nhân như B́nh Nhưỡng, Sunchon, Sinpo...
Lính đặc nhiệm tinh nhuệ của Triều Tiên
Theo cách làm quen thuộc của Triều Tiên, những ǵ đă đưa ra công khai chưa chắc đă là thật. Trước thực trạng đó, Mỹ và Hàn Quốc biết rất rơ cơ sở hạt nhân của Triều Tiên mà họ muốn tấn công quân sự là rất nhiều chứ không tập trung vào một địa diểm duy nhất. Khi đă tấn công mà không hiệu quả sẽ dẫn đến phải gánh chịu đ̣n phản kích quân sự của Triều Tiên, được không bằng mất.
Hơn nữa, căn cứ tên lửa của Triều Tiên lại càng khó định vị chuẩn xác, cộng thêm với việc Triều Tiên cách đây hơn 20 năm đă nghiên cứu và đưa vào biên chế sử dụng xe cơ động phóng tên lửa, có thể nhanh chóng di chuyển, chứ không phải là thiết bị phóng tên lửa cố định truyền thống. Điều này sẽ gây rắc rối rất lớn khi Mỹ và Hàn Quốc tấn công Triều Tiên.
Xem xét từ t́nh h́nh hiện nay, có thể thấy điều kiện cần và đủ để Mỹ tấn công Triều Tiên chưa xuất hiện. Đây không phải vấn đề Mỹ làm được hay không, dám làm hay không, mà là vấn đề Mỹ có nên làm và liệu có thành công hay không. Do đó, thật khó tin nếu chỉ xem xét từ ưu thế sức mạnh quân sự tuyệt đối và hành động đă lộ rơ của Mỹ để dự đoán rằng việc Mỹ tấn công quân sự Triều Tiên sẽ không c̣n xa nữa, thậm chí đă chắc chắn. Xem xét từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh, chiến tranh Kosovo, chiến tranh Afghanistan, chiến tranh Iraq, nội chiến Libya, nội chiến Syria mà Mỹ can dự, có thể thấy Mỹ đều chớp thời cơ rối ren liên miên ở quốc gia hoặc vùng lănh thổ đó để sử dụng vũ lực can thiệp và có mục tiêu chủ yếu là lật đổ chính quyền đương nhiệm ở những nước đó.
Hơn nữa, việc điều quân đến những nước đó thường phải có lư do, việc khôi phục, duy tŕ phát triển ḥa b́nh sau chiến tranh lại không phải là nhiệm vụ quan trọng mà Mỹ phải tính đến. Việc làm ấy rất tai hại, dẫn đến sự phản đối của đông đảo cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, từ đó cho thấy, nếu những quốc gia trên không tồn tại vấn đề rối ren nghiêm trọng ở trong nước th́ hành động tấn công quân sự đánh đ̣n phủ đầu của Mỹ sẽ phải rất thận trọng. Thái độ và hành động của Mỹ đối với Iraq và Cuba trong thời gian dài có thể cho thấy điều đó, đương nhiên cũng phù hợp với t́nh h́nh Triều Tiên. V́ vậy, sẽ là quá sớm nếu có ai đó quả quyết việc Mỹ tấn công quân sự đối với Triều Tiên là “đạn đă nên ṇng”, không thể không tiến hành.
Hàn Quốc đă sẵn sàng chưa?
Sau khi tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Carl Vinson tiến lên phía Bắc gần bán đảo Triều Tiên, một quốc gia căng thẳng hơn Triều Tiên chính là Hàn Quốc. Ngày 11/4, nhiều bộ ngành của chính phủ Hàn Quốc đă công khai phủ nhận “Thuyết về cuộc khủng hoảng bán đảo Triều Tiên trong tháng 4” và “Thuyết về Mỹ tấn công quân sự đối với Triều Tiên” gây xôn xao trong thời gian gần đây. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho June-hyuck cũng phủ nhận những luận thuyết này, cho rằng đây là những lời nói vu vơ, vô căn cứ. Một quan chức ở Bộ Thống nhất Hàn Quốc tuyên bố khả năng Mỹ tấn công quân sự đối với Triều Tiên hiện nay khá nhỏ, Hàn Quốc mong muốn t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên duy tŕ ổn định, không rơi vào cục diện chiến tranh.
Người phát ngôn Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc Kim Ming–seok nêu rơ không nên phóng đại t́nh h́nh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên hiện nay và bị đầu độc, mê hoặc v́ những thông tin đó. Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Hong Yong–pyo cũng cho biết hiện nay vấn đề cốt lơi đảm bảo an ninh quốc gia là bảo vệ an ninh quốc dân, lập trường của Hàn Quốc khác Mỹ trong việc tấn công quân sự với Triều Tiên, c̣n phải tiến hành trao đổi đầy đủ hơn.
Thực ra, xem xét từ lập trường của Hàn Quốc, có thể thấy việc họ tập trận chung với Mỹ nhằm vào Triều Tiên là hành động tất yếu để phô trương thanh thế và tăng sĩ khí, cũng là một hành động bất đắc dĩ. Hàn Quốc rất lo về lực lượng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, lại càng lo ngại nhiều hơn đến tầm bắn của hỏa lực pháo tầm xa được triển khai dày đặc gần vĩ tuyến 38, có tầm bắn bao trùm thủ đô Seoul và các thành phố quan trọng khác của Hàn Quốc. Điều này phải đến Seoul mới thấy rơ chứ không phải bịa đặt. Có thể nói Hàn Quốc hiện nay vừa không chuẩn bị tốt để tác chiến với Triều Tiên, vừa không có khả năng thực tế, thậm chí là nguyện vọng mănh liệt để thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Xe tăng của quân đội Hàn Quốc
Vào thập niên 1990 của thế kỷ 20, các bộ ngành và cơ quan tham mưu của Hàn Quốc từng nghiên cứu và tính toán tổng thể đối với chi phí khi thống nhất bán đảo Triều Tiên. Theo thống kê cũ, chi phí thống nhất lên tới hơn 100 tỷ USD, thậm chí đă lên một con số lớn hơn là 1.000 tỷ USD. Cho dù Hàn Quốc ở trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao th́ họ cũng không thể gánh chịu nổi, trong khi hiện nay kinh tế Hàn Quốc vẫn ở t́nh trạng suy thoái kéo dài. Có quan điểm cho rằng “Chính sách Ánh dương” mang tính xây dựng đối với Triều Tiên của thời kỳ Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun làm tổng thống, được tính toán kỹ lưỡng đến khả năng và thực lực của Hàn Quốc, đă bất đắc dĩ phải bỏ cuộc.
Hàn Quốc hiểu rất rơ sau khi bán đảo Triều Tiên rơi vào t́nh trạng chiến tranh sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến Hàn Quốc. Do đó, lựa chọn trước tiên của Hàn Quốc đối với Triều Tiên là trong t́nh thế chưa hoàn toàn bị mất kiểm soát hoặc rơi vào cục diện quá tồi tệ, họ sẽ t́m kiếm khả năng của phương án Triều Tiên từ bỏ hạt nhân và thống nhất bán đảo Triều Tiên. Xem xét từ góc độ bản tính dân tộc, tranh giành quyết liệt quyền chủ đạo thống nhất đất nước trở thành vấn đề lớn trong suốt tiến tŕnh thống nhất bán đảo này.
Khả năng "hạ cánh mềm”
Ngày 9/4, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nêu rơ Triều Tiên phải xem xét bài học Mỹ tấn công quân sự đối với căn cứ của chính phủ Syria, nhưng nếu Triều Tiên ngừng thử hạt nhân và tên lửa th́ Mỹ có thể xem xét đối thoại với Triều Tiên. Quan điểm này được cộng đồng quốc tế giải mă là một tín hiệu thay đổi thái độ của Mỹ đối với Triều Tiên. Điều này chứng tỏ Mỹ chưa hoàn toàn từ bỏ khả năng đối thoại với Triều Tiên.
Sự thay đổi khó lường của t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên bắt nguồn từ tính chất cực kỳ phức tạp của vấn đề bán đảo này. Tuy t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên liên tục trong trạng thái nguy hiểm cao dễ bùng phát chiến tranh, nhưng sau khi kư “Hiệp định đ́nh chiến” vào những năm 1950, chưa xuất hiện cục diện chiến tranh và trạng thái mất kiểm soát mới. Trạng thái duy tŕ không giao chiến đă trở thành nhận thức chung được thỏa thuận ngầm giữa các bên, không cần phải nhiều lời công khai.
Đây là nguyên nhân khiến các bên có liên quan kể cả Mỹ duy tŕ sự kiềm chế nhất định. Va chạm quân sự có thể liên tiếp xảy ra, đe dọa quân sự có thể không giảm đi, nhưng cục diện chiến tranh khi đă tưởng như sắp bùng nổ lại luôn đột nhiên dừng lại. Điều này chứng tỏ t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên có quy luật tự kiểm soát được tuân thủ trong t́nh h́nh khủng hoảng không ngừng diễn ra. Đây là điểm khác biệt so với vấn đề điểm nóng địa chính trị khác trên thế giới hiện nay. Đối với vấn đề này, chúng ta phải đặc biệt chú ư và nhận thức sâu sắc hơn.
T́nh h́nh bán đảo Triều Tiên phải thực hiện “hạ cánh mềm” là điều rất cần thiết và có lợi cho hai nước Triều Tiên, Hàn Quốc, các quốc gia xung quanh và cộng đồng quốc tế. Triều Tiên phải từ bỏ chương tŕnh vũ khí hạt nhân và tên lửa, nhưng một số quốc gia như Mỹ cũng phải lấy cam kết nghiêm túc và hành động giữ lời hứa trên thực tế, không có việc làm mang tính đối đầu trực tiếp như tấn công phủ đầu, “hành động chặt đầu”... đối với Triều Tiên. Xuất phát từ thói quen lập luận quan hệ nhân quả một cách đơn phương, Mỹ và Triều Tiên chỉ toan tính họ giành được bao nhiêu lợi ích. Đây là căn bệnh dẫn đến t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên luôn trong cục diện bế tắc, rối ren bất ổn, khiến vấn đề hạt nhân của Triều Tiên tưởng như không thể giải quyết được, sự ổn định của t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên cũng không thể đạt được.
Ngày 12/4, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời trao đổi ư kiến về t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên. Hai bên đều nhấn mạnh mục tiêu không thay đổi là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, ḥa b́nh và ổn định của bán đảo, các bên liên quan phải duy tŕ sự kết nối và phối hợp đầy đủ, kiên tŕ phương thức ḥa b́nh để giải quyết lập trường của các bên liên quan. Điều này hoàn toàn thống nhất với chủ trương “hai quỹ đạo” và “hai tạm thời” mà phía Trung Quốc đă đưa ra trong thời gian gặp gỡ giữa hai nguyên thủ. Các bên liên quan phải có đầy đủ lư trí và kiềm chế, tích cực thúc đẩy t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên thực hiện “hạ cánh mềm” chứ không phải là “hạ cánh cứng”.