Tiếp sau Vancouver, Canada tiếp tục áp thuế bất động sản đối với nhà đầu tư nước ngoài tại thành phố Toronto. Mức thuế áp dụng tại đây sẽ là 15%. Với mức thuế này, chính quyền Canada có làm hạ nhiệt thị trường bất động sản?
Giới chức Canada vừa công bố sẽ áp dụng mức thuế suất 15% đối với người nước ngoài mua bán Bất động sản tại thành phố Toronto nhằm hạ nhiệt một trong những Thị trường Bất động sản nóng nhất thế giới hiện nay.
Trong thời gian qua, nguồn vốn từ nước ngoài đă kéo nhu cầu Thị trường nhà đất của Canada tăng mạnh, nhất là tại các thành phố lớn. Chỉ riêng tại Toronto, giá nhà b́nh quân đă tăng đến 33% chỉ trong ṿng 1 năm.
Từ tháng 8 năm ngoái, chính sách này đă được áp dụng cho Vancouver. Theo nhiều chuyên gia kinh tế và chính trị gia, nguyên nhân khiến thị trường nhà đất Vancouver nóng lên là do làn sóng đàu tư ồ ạt từ Trung Quốc. Tuy vậy, nhiều ư kiến trái chiều phủ nhận luận điểm trên. Nhà kinh tế học Paul Ashworth từ Trung tâm Kinh tế Thủ đô tin rằng, việc mất kiểm soát giá nhà là do thiếu nguồn cung cùng các tiêu chuẩn cho vay lỏng lẻo và tín dụng giá rẻ. Cơ quan xếp hạng Moody’s Analytics cũng có những kết luận tương tự, chính nguồn cung không đủ chứ không phải việc tăng nhu cầu mua nhà từ nhà đầu tư nước ngoài khiến thị trường Vancouver trở nên đắt đỏ.
Thậm chí, một số nhà học giả c̣n khẳng định bong bóng bất động sản không hề tồn tại ở Vancouver. Nhà kinh tế học vừa giành giải Nobel – Joesph Stiglitz cho biết bong bóng nhà đất chỉ tồn tại khi có sự đầu tư một cách dữ dội và điên cuồng. Trong khi đó, theo dữ liệu từ tỉnh British Columbia từ ngày 10 tháng 6 năm 2016, số giao dịch với người nước ngoài chỉ chiếm 10% tổng giá trị giao dịch ở Vancouver. Con số này thực sự không đủ sức để tạo ra bong bóng bất động sản.
Việc áp mức thuế mới sẽ tạo ra nhiều t́nh huống cho sự phát triển đối với kinh tế Canada. T́nh huống thứ nhất, các nhà đầu tư sẽ chấp thuận mức thuế này, xem nó như một khoản phí kinh doanh và hy vọng chính quyền sẽ dùng thuế để kích thích nguồn cung phát triển trở lại. T́nh huống thứ hai, các nhà đầu tư sẽ t́m kiếm thị trường nhà đất rẻ hơn. Rẻ ở đây có thể hiểu là phân khúc nhà đất giá rẻ hoặc đầu tư vào những tỉnh, thành phố có mức thuế rẻ hơn. Việc đầu tư vào phân khúc nhà b́nh dân có thể giúp nhà đầu tư giảm bớt thuế song lại tiềm ẩn nguy cơ thừa bất động sản ở phân khúc cao cấp dẫn tới thắt nguồn cung trong tương lai. Với làn sóng t́m kiếm những thị trường có mức thuế rẻ, thành phố Toronto ở tỉnh Ontario trở thành điểm hẹn lư tưởng. Làn sóng này khiến giá nhà ở Toronto tăng mạnh và đặt chính phủ vào thế phải lựa chọn. Chính quyền hoặc duy tŕ mức thuế hiện tại, đón một lượng lớn nguồn ngoại tệ đổ vào và chấp nhận t́nh trạng giá nhà tăng – điều có thể gây ra những phiền phức không nhỏ đối với người địa phương, hoặc áp mức thuế mới như Vancouver và đẩy ḿnh vào t́nh thế của Vancouver hiện tại. Theo diễn biến thực tế, rơ ràng chính quyền Ontario đă chấp thuận phương án thứ nhất. Họ hy vọng nguồn đầu tư từ nước ngoài sẽ xuất phát từ những người nhập cư có nhu cầu trở thành công dân hoặc từ các bậc cha mẹ nước ngoài mua nhà cho con cái du học – tầng lớp sẽ quyết định ở lại Toronto sau khi tốt nghiệp. Nếu quả thực vậy, đó là những tiềm năng tốt cho sự phát triển kinh tế của Toranto nói riêng và Ontario nói chung.
Trở lại với câu chuyện thuế ở Vancouver, rơ ràng mức thuế mới tạo ra những chuyển biến mạnh trên thị trường bất động sản. Ms.Prasad từ Công ty môi giới nhà đất Sonia Prasad nói rằng cô có một hợp đồng mua bán nhà với một cặp vợ chồng người Trung Quốc. Họ mua một căn hộ ở New Westminter có giá trị tương đương 305.000 USD cho con trai – một sinh viên sắp bắt đầu năm học mới vào tháng 9. Tuy vậy, mức thuế phải trả lên đến 60.000 USD đă có thể giết chết giao dịch này. Thực vậy, mức thuế mới dường như có khả năng khiến các hợp đồng nhà đất đổ bể dù sắp sửa đi tới kư kết. Nhiều chủ sở hữu nước ngoài kêu ca rằng thuế tăng góp phần khiến doanh thu của họ bị giảm sút.
Việc cản trở vốn từ nhà đầu tư và khiến họ t́m kiếm thị trường khác có thể giúp điều chỉnh giá nhà ở Vancouver song lại gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Canada. Canada vẫn phải phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài để bù cho sự thâm hụt tài sản khoản 62 tỷ USD một năm và 3,5% tổng sản phẩm quốc nội. Trước t́nh h́nh đó, không chỉ British Columbia mà cả Canada phải thực sự xem lại chính sách của ḿnh nếu nó có thể gây hại cho nền kinh tế, nhất là khi nó có thể vi phạm các hiệp định quốc tế.
Theo luật sư thương mại Bary Appleton, Hiệp ước bảo vệ và đẩy mạnh đầu tư của người Trung Quốc do chính phủ Canada kư kết vào tháng 10/2014 yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải được đối xử như người dân bản địa. Barry cũng cáo buộc, mức thuế mới nhắm vào tất cả người nước ngoài, kể cả người (Trung Quốc) sẽ vi phạm các quy định của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ và chính sách trên có thể sẽ bị đưa ra phán quyết tại ṭa.
VietBF © sưu tập