Hôm qua 6/4, Tổng thống Philippines tuyên bố đưa quân ra đóng ở các thực thể không có người thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động này đă khiến cho Trung Quốc nổi giận. Duterte muối đối đầu với Trung Quốc chăng?
Quay lại thế đối đầu?
Ông Duterte cho rằng quân đội Philippines nên xây dựng các công tŕnh trên toàn bộ những đảo, đá và băi cạn do Philippines chiếm đóng (trái phép) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Duterte c̣n tuyên bố, có thể ông sẽ tới thăm khu vực này.
Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi hè năm ngoái, Duterte đă ḥa hoăn với Bắc Kinh, dịu giọng trước phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực về bác yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc, và tỏ ư sẵn sàng làm việc với Bắc Kinh để đổi lấy nguồn đầu tư của Trung Quốc.
Cũng chưa rơ liệu tuyên bố của ông Duterte là thông báo về chính sách hay chỉ là một phát ngôn mạnh miệng theo phong cách thường thấy của ông.
Tuy nhiên, tuyên bố này cho thấy nhiều khả năng ông Duterte đang quay trở lại với lập trường đối đầu Trung Quốc sau khi các nhà phê b́nh trong nước chất vấn ông về thái độ mềm mỏng đối với Bắc Kinh.
Duterte cũng nói rằng, ông muốn cắm cờ Philippines trên một đảo ở biển Đông để kỷ niệm ngày Quốc khánh Philippines 12/6.
"Có vẻ ai cũng đang t́m cách chiếm lấy các đảo ở đó, v́ vậy, tốt nhất là chúng ta nên sống trên những đảo c̣n chưa có người", ông Duterte nói.
Khi tranh cử Tổng thống, ông từng tuyên bố sẽ lái motor ra cắm cờ ở biển Đông. Sau này, ông lại chỉ trích truyền thông v́ đă xem những lời ông nói là nghiêm túc.
Nhưng dù Duterte có nghiêm túc hay không th́ những phát ngôn ông mới đưa ra hôm 6/4 chắc chắn cũng khiến Bắc Kinh lo ngại, nhất là khi nước này đang tuyên bố chủ quyền trái phép với hầu hết các thực thể ở ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, và t́m cách ḥa dịu với Manila.
Xây dựng đảo nhân tạo là một phần trong yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với biển Đông, tuyến hàng hải trọng yếu của Đông Nam Á. Các nước láng giềng cực lực phản đối động thái của Bắc Kinh và lo ngại rằng các đường băng và bến tàu trên đảo nhân tạo sẽ được dùng để phục vụ cho mục đích quân sự.
Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines Delfin Lorenzana quan ngại về hoạt động do thám của tàu Trung Quốc tại Benham Rise.
Chỉ là nói quá?
Những b́nh luận mới nhất của Duterte mâu thuẫn với những điều ông và các thành viên nội các vẫn nói.
Chỉ mới 2 ngày trước, Bộ trưởng Ngoại giao tạm quyền Enrique Manalo c̣n nói rằng Philippines, Trung Quốc và các nước láng giềng đang đạt nhiều tiến triển trong quá tŕnh xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
Khi Duterte tới thăm Bắc Kinh năm 2016, ông đă nhận được các khoản vay và các thỏa thuận trị giá hàng tỉ USD. Trong một bài phát biểu tại thủ đô Trung Quốc, ông Duterte c̣n chế giễu Mỹ, kêu gọi "tách" khỏi Mỹ và tỏ ư ủng hộ "tư tưởng" của Trung Quốc.
Ông Duterte có được sự ủng hộ khá đáng kể, nhưng kỳ thực, nhiều quan chức Quân sự và chính trị cấp cao Philippines lại lo ngại khi tiếp xúc với Trung Quốc. Họ không ưa tư tưởng, cũng như các yêu sách hàng hải của nước này.
Khi Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines Delfin Lorenzana bày tỏ sự quan ngại về hoạt động do thám của tàu Trung Quốc tại vùng biển Benham Rise ngoài khơi Philippines, ông Duterte đă gạt đi. Văn pḥng Tổng thống sau đó đă đề xuất đổi tên của Benham Rise thành Philippines Rise trong một động thái nhằm ủng hộ tinh thần yêu nước.
Richard Javad Heydarian, Phó giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học De La Salle (Philippines) nhận định, các tuyên bố mới đây của Tổng thống Duterte nhằm xoa dịu giới chức quân sự:
"Chắc chắn ông ấy cảm thấy sức ép, nên giờ đang vội vàng gây dựng lại phẩm chất yêu nước của ḿnh," Heydarian nói.
Nhưng các chuyên gia nhấn mạnh rằng kế hoạch này gần như bất khả thi và có thể gây tổn hại tới vị thế của Philippines.
"Chẳng c̣n đảo nào để chiếm nữa, và chúng tôi đă đệ tŕnh, đă thắng vụ kiện nhằm phản đối Trung Quốc chiếm giữ các đá", Jay L. Batongbacal, giám đốc Viện nghiên cứu các vấn đề Hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines cho hay.
"Ông ấy chỉ đang nói quá thôi", Batongbacal nhận định.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lư và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp ḥa b́nh, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tuân thủ đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Mọi hoạt động xây dựng, cải tạo tại các cấu trúc thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là phi pháp.
Therealtz © VietBF