Có rất nhiều những sự kiện trên thế giới đă bị thay đổi hoàn toàn bởi những điều nhỏ nhặt. Do đó, như hiệu ứng cánh bướm, mọi thứ sẽ dần kế tiếp nhau khiến cho những thứ cần được phơi bày sẽ phơi bày ra. Chính những điều tưởng chừng nhỏ bé đó đă khiến thế giới trở nên hiện đại như bây giờ.
Chắc hẳn bạn đă nghe tới cụm từ "hiệu ứng cánh bướm": khi một con bướm đập cánh ở Brazil có thể tạo ra một cơn lốc xoáy ở Texas. Và lịch sử thế giới của chúng ta đă thay đổi chỉ v́ những điều rất nhỏ mà người ta gọi là hiệu ứng bươm bướm như vậy.
Tạp chí Listverse của Mỹ đă liệt kê danh sách những điều nhỏ nhặt không tưởng từng làm thay đổi thế giới.
Năm 1687, cuốn nguyên lư toán học trong triết lư tự nhiên của Isaac Newton (hay c̣n được biết đến với cái tên "Principia") được xuất bản là một trong những cuốn sách quan trọng đưa tới cho con người cái nh́n mới về thế giới. Cuốn sách này cũng đặt nền móng cho nhiều công tŕnh nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng cuốn sách vĩ đại này suưt nữa không được xuất bản chỉ v́ h́nh ảnh một con cá bay.
Năm 1686, trước khi hiệp hội hoàng gia Anh chuẩn bị ra mắt ấn phẩm đầu tiên cuốn "Principia" của Isaac Newton th́ một công tŕnh khác về cá của Francis Willughby và John Ray với những bức h́nh về các sinh vật biển đă lọt top tác phẩm được chọn để xuất bản. Trong tác phẩm này có một bức h́nh chụp con cá biết bay thu hút được sự chú ư của phần lớn các nhà khoa học. Ngoài ra, c̣n có các h́nh ảnh minh họa chi tiết về lịch sử tự nhiên của cá, cận cảnh cá qua kính hiển vi.
Sau khi công tŕnh về cá này được lựa chọn để ra mắt độc giả nhưng không đạt được thành công như mong đợi, "Principia" của Isaac Newton mới được giới khoa học cân nhắc tiếp. Cuốn sách đă thật sự gây được tiếng vang và đóng góp nhiều cho sự phát triển của vật lư cũng như toán học thế giới. Vậy mà suưt nữa nó đă bị đánh sập chỉ bởi h́nh ảnh một con cá biết bay.
Một cơn đau tim thay đổi lịch sử Anh quốc và Iraq
Ngày 12/5/1994, lănh đạo Công Đảng Anh John Smith đột tử v́ một cơn đau tim. Cái chết của ông đă mở đường cho Tony Blair khi ấy chỉ là một thanh niên trẻ đắc cử Thủ tướng Anh. Và Tony Blair trở thành vị Thủ tướng trẻ nhất ở quốc gia này.
Năm 1988, Smith khi đó c̣n là thành viên của Công Đảng đă phải trải qua cơn đau tim đầu tiên. Nhiều thập kỷ sau đó, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair cho biết lư do John Smith lên cơn đau tim v́ uống quá nhiều rượu bia. Mặc dù đă được cảnh báo về t́nh trạng bệnh tật nhưng John không những hạn chế bia rượu mà c̣n sử dụng alcohol nhiều hơn. 6 năm sau đó, ông qua đời v́ cơn đau tim thứ hai.
Nhưng nếu Smith c̣n sống th́ lịch sử Anh đă khác. Có thể ông đă đắc cử Thủ tướng Anh, và hiển nhiên là người nổi tiếng với chủ trương không can thiệp, Smith sẽ không hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến tại Iraq. Năm 2003, Anh là đồng minh duy nhất của Mỹ tham chiến tại quốc gia Trung Đông này. Và nếu không có sự ủng hộ hay viện trợ của Anh, có lẽ cuộc chiến tranh tại Iraq đă không xảy ra. Lịch sử thế giới và cục diện chính trị hiện nay cũng sẽ hoàn toàn khác.
Cái chết của một người đàn ông suưt khơi mào lại Thế chiến thứ II
Anthony Marchione, lính Mỹ cuối cùng bị giết chết trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II khi đang bay qua Nhật Bản. Cái chết của ông gần như nhen nhóm lại cuộc chiến chỉ vừa mới kết thúc.
Trước đó, Nhật Bản đă đầu hàng, các vụ ném bom ở Nagasaki và Hiroshima đă chấm dứt. Theo các sách sử ghi lại th́ cuộc chiến ở châu Á gần như kết thúc. Tuy nhiên, t́nh h́nh thực tế không phải vậy. Ở phía nam Tokyo, lực lượng không quân 302 và Yokosuka vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu. Họ thề rằng sẽ bắn hạ bất cứ máy bay quân Đồng Minh nào bay qua địa phận Tokyo.
Ngày 16/8, Thống tướng Douglas MacArthur thử nhận lời đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản bằng việc chuyển giao 4 chiếc máy bay ném bom qua Tokyo. Những chiếc máy bay này cán đích an toàn. Tuy nhiên, vào ngày 17, một chiếc máy bay ném bom được cử đi th́ bị nhóm 302 và Yokosuka bắn hạ. Muốn thử thêm một lần cuối, Douglas gửi những chiếc máy bay cuối cùng và cân nhắc rằng nếu quân Nhật tấn công, lệnh ngừng bắn đă bị phá vỡ. Và quân Nhật tiếp tục tấn công.
Phiến quân Nhật Bản và quân Đồng Minh tiếp tục gây chiến với nhau. Trong một trận đánh, Trung sĩ Joseph Lacharite bị thương nặng, và Anthony Marchione bị giết. Tướng MacArthur có thêm bằng chứng rằng Nhật Bản phá vỡ cam kết ngừng bắn. Ông đă nghĩ tới việc khởi động lại những trận không kích, và việc này chắc chắn sẽ khơi mào lại chiến tranh. Tuy nhiên, may thay một phái đoạn ḥa b́nh của Nhật đă được cử đến để xoa dịu tướng MacArthur.
Nếu như ở thời điểm đó, sau khi Anthony Marchione chết, tướng MacArthur quyết định tái chiến th́ chắc hẳn chiến tranh Thế giới thứ II đă kéo dài thêm vài tháng, hoặc thậm chí vài năm nữa và rất nhiều người vô tội phải bỏ mạng ở khu vực Thái B́nh Dương.