Vietbf.com - Trung Quốc có một số nhà hoạch định đang thúc đẩy Bắc Kinh định h́nh một "chiến lược trên Đại Tây Dương của Trung Quốc", v́ người Trung Quốc đă nhận thấy sự cần thiết phải hiện diện ở Đại Tây Dương để "phá vỡ thế phong tỏa trên biển của Mỹ", khiến cả thế giới phải lo lắng.
Hải quân Mỹ và Trung Quốc tổ chức tập trận chung ở Đại Tây Dương tháng 11/2015 (Ảnh: Xinhua)
Giáo sư Lyle J. Goldstein, thuộc Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc, Đại học Hải chiến Hoa Kỳ, phân tích trên tạp chí National Interest (Mỹ) hôm 28/2, nói rằng những đề xuất chính phủ Trung Quốc chế định một chiến lược biển chi tiết ở Đại Tây Dương đă xuất hiện từ cuối năm 2016 trên các ấn phẩm do Cục hải dương Trung Quốc chủ quản.
Theo đó, việc mở rộng lợi ích Trung Quốc ra toàn cầu đồng nghĩa với nước này "buộc phải gia tăng khả năng triển khai các lực lượng", bởi "một cường quốc biển cần phải có chiến lược biển toàn cầu" của riêng ḿnh.
Các chuyên gia Trung Quốc nhận định nước này chưa dành sự quan tâm đúng mức cho khu vực Đại Tây Dương trong những năm qua, trong khi đại dương này "giữ địa vị chiến lược cốt lơi" của thế giới. Người Trung Quốc đă nhận thấy sự cần thiết phải hiện diện ở Đại Tây Dương để "phá vỡ thế phong tỏa trên biển của Mỹ".
Giáo sư Goldstein cho hay, trong bối cảnh chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái B́nh Dương" từ thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nhiều khả năng được chính quyền Tổng thống Donald Trump củng cố và phát triển, việc Bắc Kinh mở ra thị trường ở Đại Tây Dương cùng quan hệ hợp tác với các nước duyên hải... được cho là phương án đối trọng hiệu quả.
Sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở các vùng biển đă trở thành một "xu thế rơ ràng", nhưng theo Goldstein, Trung Quốc cần tránh đối đầu trực diện với Mỹ.
Ông phân tích, đằng sau sự chú trọng ngày càng rơ rệt của Bắc Kinh với Đại Tây Dương là những động cơ thương mại thúc đẩy mạnh mẽ, cũng giống như nhiều nỗ lực ngoại giao khác của nước này.
Điểm cuối trong sáng kiến "Một vành đai, một con đường" mà Chủ tịch Tập Cận B́nh khởi xướng là ở Đại Tây Dương, do đó chính sách đối ngoại và chiến lược địa chính trị với Đại Tây Dương của Bắc Kinh chịu ảnh hưởng lớn từ tham vọng kinh tế. Trung Quốc cần đẩy nhanh hợp tác với châu Âu.
Mở rộng giao thương với các cảng khẩu ở bờ Đông nước Mỹ cũng là vấn đề trọng điểm với Bắc Kinh, bởi các tuyến giao thương như vậy làm gia tăng "mức độ phụ thuộc lẫn nhau" giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, giúp củng cố nền tảng quan hệ song phương.
Goldstein nhấn mạnh, Đại Tây Dương là "cánh cửa" mở ra tiềm năng thương mại khổng lồ với các nước châu Phi và Mỹ Latinh.
Các quân nhân Mỹ, Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung ở Đại Tây Dương năm 2015 (Ảnh: 81.cn)
Trong lịch sử, Trung Quốc đă bỏ lỡ thời đại khám phá, phát hiện các đại lục và đại dương, mất cơ hội trở thành một cường quốc biển. Điều này buộc họ bù đắp bằng cách tận dụng mọi cơ hội mở rộng trao đổi thương mại, đầu tư vào gia tăng sức mạnh mềm trên biển để hướng tới mục tiêu "tạo thành sức ép thực sự với Mỹ", khiến Washington phải cân nhắc lại chính sách ở các khu vực gần Trung Quốc như biển Đông, biển Hoa Đông hay Ấn Độ Dương.
Học giả người Mỹ dự đoán, bước đầu kế hoạch ở Đại Tây Dương của Bắc Kinh có thể là xây dựng cơ sở hỗ trợ hậu cần ở Namibia và mở rộng quan hệ hợp tác quốc pḥng với Argentina. Thậm chí, ông Goldstein tin rằng sẽ đến lúc các tàu ngầm và tàu tên lửa của quân đội Trung Quốc hiện diện ở Đại Tây Dương, gây áp lực đối với các nước châu Âu.
Đối với Washington, "bóng đen" từ những động thái mới này là rủi ro xung đột quân sự Mỹ-Trung trong những thập kỷ tương lai - nguy cơ về một cuộc chiến ở phạm vi toàn cầu, thay v́ chỉ là những xung đột nhỏ lẻ.
Ở một mức độ nào đó, Goldstein nhận định, dường như Trung Quốc đang sẵn sàng để "giáo dục" Mỹ về ư nghĩa của những vấn đề thường được Bắc Kinh tuyên bố là "lợi ích cốt lơi".