T́nh h́nh thế giưới hiên đă có nhiều thay đổi sau khi tỷ phú Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ. Ngay cả giới truyền thông cũng thay đổi để bắt kịp thời đại. Một sự kiện chưa từng có dưới thời ông Trump: Mỹ mở kênh truyền h́nh tiếng Nga thách thức cả ông Putin lẫn ông Trump.
Đài Châu Âu tự do/Đài Tự do (REF/RL) do chính phủ Mỹ tài trợ và đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) vừa mở một kênh truyền h́nh mới bằng tiếng Nga, phát sóng 24 giờ mỗi ngày để người nói tiếng Nga tại Nga và nước ngoài có một lựa chọn mới thay cho các đài truyền h́nh nhà nước Nga.
Kênh Current Time phát trên TV. Ảnh: Reuters
Kênh truyền h́nh mới có tên Current Time (Thời gian Hiện tại) được phát theo dạng cáp, vệ tinh, kỹ thuật số và hướng tới hàng triệu người nói tiếng Nga ở Nga, khu vực Baltics, Ukraine, khu vực Caucasus, Trung Á…
Current Time do RFE điều hành, đối tác VOA đóng góp nội dung. Ông Kenan Aliyev, biên tập viên điều hành kênh Current Time nói với hăng tin Reuters (Anh): “Chúng tôi khách quan và cân bằng, thông tin được xác minh. Chúng tôi là một diễn đàn mở cho bất kỳ ai muốn tham gia vào cuộc thảo luận văn minh”.
Ông Aliyev cũng cáo buộc các kênh truyền h́nh nhà nước Nga đưa thông tin sai lệch, dối trá. Hiện Bộ Ngoại giao Nga chưa b́nh luận về thông tin này.
RFE/RL phát sóng tin và các chương tŕnh bằng 26 thứ tiếng ở Nga, Ukraine, Afghanistan, Iran và một loạt nước khác.
Current Time có 100 biên tập viên làm việc tại trụ sở FFE ở Prague và phóng viên tại hiện trường. Kênh sẽ phát sóng tin, các cuộc tranh luận và tài liệu. Tên của kênh trong tiếng Nga là Nastoyashchee Vremya.
Nhân viên kênh Current Time tại trụ sở ở Prague, Séc. Ảnh: Reuters
Phó Chủ tịch kiêm tổng biên tập RFE/RL, ông Nenad Pejic nói: Phát sóng trên nền kỹ thuật số là chiến lược chủ chốt để giành khán giả mới và vượt qua khó khăn về phân phối.
RFE/RL cho biết Current Time có 160 triệu lượt xem trên mạng xă hội năm 2016 trong đợt chạy thử nghiệm.
Theo ông Pejic, ông không thay đổi hoạt động của RFE/RL dưới chính quyền của ông Donald Trump – người muốn cải thiện quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông nói: “Công ty này đă tồn tại 60 năm và có một bức tường lửa giữa chúng tôi với chính phủ Mỹ. Không ai trong chính phủ Mỹ được phép bảo chúng tôi làm ǵ”.
Một số quan chức Bộ Ngoại giao và cộng đồng t́nh báo Mỹ cho biết họ lo ngại ông Trump không đề pḥng ông Putin – người coi nỗ lực “thúc đẩy các giá trị dân chủ” của RFE/RL là nỗ lực phá hoại chính phủ Nga.
Giới chức Nga cho biết Nga có báo chí tự do, độc lập. Họ bác bỏ sử dụng truyền thông làm công cụ gây ảnh hưởng chính trị. Nga cho biết họ có những cơ quan báo chí nhà nước là đối trọng lành mạnh với truyền thông phương Tây vốn chăm chăm tuyên truyền chống Nga.