Có lẽ bất cứ công ty nào cũng phải có lănh đạo. Nhưng thật kỳ lạ, ở Thụy Điển có một công ty lại không có người đứng đầu. Chúng tay hăy xem họ làm việc ra sao khi không có người đứng đầu?
Một nhóm nhân viên họp mặt
Crisp có 40 nhân viên, từng tái cơ cấu nhiều lần để t́m ra hệ thống vận hành hiệu quả nhất. Ban đầu, họ bầu lại CEO một năm một lần, hay chia thành nhiều nhóm. Tới 2014, họ quyết định loại bỏ toàn bộ chức danh sau một cuộc biểu quyết.
Yassal Sundman, một nhân viên cho biết tập thể đă họp, chỉ ra những nhiệm vụ của CEO và nhận thấy rằng có nhiều nghiệp vụ mà các nhân viên b́nh thường cũng có thể đảm nhiệm. V́ không có lănh đạo, công ty thường xuyên tổ chức họp liên tục 4 ngày khoảng 3 lần trong năm để quyết định các công việc quan trọng như chuyển địa điểm.
Tuy nhiên, Crisp vẫn có một ban điều hành theo đúng quy định của pháp luật, và họ chỉ hoạt động khi có vấn đề cực kỳ cấp bách.
Một nhân viên khác, Henrik Kniberg cho rằng việc không thông qua cấp trên và coi trọng sự tự giác của cá nhân sẽ khiến năng suất làm việc tăng cao hơn.
Nội quy khi họp mặt của Crisp: tŕnh bày rơ ràng ư kiến và nguyện vọng
"Nếu muốn hoàn thành công việc th́ phải tự thân vận động thôi", anh nói. Nhưng điều đó không có nghĩa là ai muốn ǵ làm nấy, mà phải thông báo với toàn bộ những người khác để tránh mâu thuẫn.
V́ trách nhiệm được chia đều, tất cả nhân viên của Crisp đều có động lực làm việc. Họ luôn hài ḷng với mô h́nh kiểu này. Nếu có ai đó ra quyết định khiến số đông không bằng ḷng, người đó phải chứng minh được tính hợp lư của việc đó trước tập thể.
Một công ty nổi tiếng khác không có lănh đạo là Zappos trực thuộc trang bán hàng Amazon. Từ 2013, Zappos hủy bỏ toàn bộ hệ thống ngành dọc để khuyến khích phối hợp giữa các cá nhân. Cách này cũng thanh lọc nhân viên, v́ không phải ai cũng biết tự điều chỉnh thời gian làm việc của bản thân. Họ cũng cho rằng không có lănh đạo đồng nghĩa với ít phe phái và ư kiến trái chiều, làm chậm tiến độ ra quyết định của dự án nào đó.
Therealtz © VietBF